Thể Thao 247 – Vị trị đối chuyền trong bóng chuyền hiện đại ngày càng trở lên quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của các HLV đặc biệt là luôn sẵn sàng tham gia tấn công, chuyền hai và phòng thủ hàng sau. Bóng chuyền Thế giới đã tôn vinh những huyền thoại ở vị trí đối chuyền ở các nền bóng chuyền hàng đầu như: Gamova (Nga), Sheilla (Brazil), Zhou Suhong (Trung Quốc), Hooker (Mỹ)….
Đầu tiên các bạn phải đọc qua về đội hình thi đấu trên sân qua đó có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí của từng tay đập.Đội hình 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi quay vòng đội hình. Vì vậy đội sẽ có 3 tay đập tấn công ở hàng trên chỉ khi chuyền hai ở hàng dưới, và chỉ còn 2 khi chuyền hai ở hàng trên, vậy ta có thể có tới 5 tay đập làm nhiệm vụ tấn công . Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được gọi là opposite hitter ( Đối chuyền). Nhìn chung, opposite hitter không đỡ bước 1; họ đứng sau đồng đội khi đối phương phát bóng. Opposite hitter có thể được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên: đây là phương án thường được sử dụng để tăng sức tấn công trong các đội hình hiện đại nghĩa là vị trí đối chuyền có thể chơi tấn công ở vị trí số 2 trở thành 1 chủ công biên đầy mạnh mẽ với những miếng đánh uy lực, ngoài ra đối chuyền còn có thể di chuyển chiến thuật vào vị trí giữa lưới số 3 với tốc độ như 1 phụ công với miếng đánh nhanh đầy chớp nhoáng ở Việt Nam có thể nói Phạm Yến là tay đập đối chuyền hiệu quả nhất ở cả vị trí số 3 lẫn số 2 .
Bình thường opposite hitter là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong đội. Back-row attack thường đến từ vị trí bên phải của hàng dưới, vị trí số 1, nhưng lại gia tăng khả năng của vị trí số 6 trong bóng chuyền đỉnh cao. Nghĩa là khi ở hàng sau tay đập đối chuyền còn có nhiều cơ hội tấn công ở hàng sau, miếng đánh sau vạch 3m xa lưới được điều tiết cho đối chuyền nhịp nhàng ở cả vị trí số 1 lẫn số 6. Điển hình rõ rệt nhất là Malika của Thái Lan hay xa hơn nữa là Gamova, Sakoda, Nagaoka……Lợi điểm lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên, tăng khả năng thành công khi tấn công. 3 tay đập đó là 3 vị trí như: chủ công biên số 4, phụ công số 3 giữa lưới và tay đập đối chuyền ở vị trí số 2. Đây chính là sự đa dạng trong lối chơi hiện đại.Và dĩ nhiên tay đập đối chuyền hầu hết đều là những chủ công thực thụ và được trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng. Nói cách khác họ là chủ công phải. Và trong sơ đồ vị trí trên sân có 6 vị trí nhưng 1 vị trí chuyền 2 ( duy nhất) thì 5 vị trí còn lại gồm : 2 phụ công và 3 chủ công. Và chủ công phía tay phải là chủ công thứ 3 đó được gọi là đối chuyền trong thuật ngữ vì theo vòng xoay đồng hồ thì đối chuyền đứng đối chuyền 2, nhưng không phải nhiệm vụ là chuyền 2 mà chỉ hỗ trợ khi cần thiết. Như vậy đối chuyền cũng chính là chủ công vì nhiệm vụ chính của họ chính là tấn công biên phải nhưng có điều vị trí này đa dạng và phải tổng hoà nhiều kỹ năng hơn các vị trí còn lại.Bạn đang xem: Tìm hiểu về vị trí Đối Chuyền trong bóng chuyền
Xem thêm : Áo Màu Xanh Cốm Kết Hợp Với Màu Gì? Tips Mix Đồ Thật Ấn Tượng
Như vậy là tay đập đối chuyền ngoài là 1 chủ công với sức nặng từ những quả đập mạnh mẽ ở biên, với tốc độ và biến hoá như 1 phụ công khi băng vào giữa lưới, đập bóng xa lưới ở những vị trí hàng sau, chắn bóng phong toả tay đập chủ công bên phía đối thủ thì đối chuyền còn làm cả chuyền 2 khi cần và đôi khi còn trở thành libero hiệu quả ở hàng sau. Bởi vậy khó có thể coi Đối chuyền là chủ công hay là chuyền 2 hay bất kỳ vị trí nào khác. Bởi đối chuyền là vị trí của tổng thể các phương án trong tấn công, các phương án trong phòng ngự và ngay cả thực hiện chuyền bóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp