Trung tâm Y tế Tam Kỳ

Uống nước đá khi bị viêm họng có bị sao không? Ngay từ tấm bé, mỗi khi bị viêm họng, bố mẹ luôn can ngăn không cho chúng ta uống nước đá. Dù không hiểu tại sao nhưng điều này đã ăn sâu trong nếp nghĩ không uống nước đá khi bị viêm họng.

Tuy nhiên, gần đây một nhà khoa học nước ngoài “đi ngược đám đông” khi cho rằng uống nước đá có thể trị được viêm họng. gây “dậy sóng dân tình”. Nhiều người cho rằng “gã” này điên, nhưng cũng có không ít người tò mò rằng liệu đây có phải là sự thực khi những lập luận tác giả đưa ra “có vẻ đúng”.

uống nước đá khi bị viêm họngCó nên uống nước đá khi bị viêm họng không?

Ăn kem, uống nước đá lạnh trị được bệnh viêm họng?

Viêm họng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 3-5 ngày hoặc cũng có thể phát bệnh trầm trọng hơn nếu chăm sóc không đúng cách. Ăn nhiều đá, kem có trị được bệnh viêm họng hay khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn?

Mỗi khi bị viêm họng, bố mẹ sẽ luôn can ngăn không cho con trẻ ăn, uống nước đá lạnh. Tuy nhiên mới đây một bác sĩ khoa học cho biết: đá lạnh có thể trị bệnh viêm họng.

Để bảo vệ quan điểm của mình, nhà khoa học đã lý giải cơ chế khỏi bệnh viêm họng bằng nước đá dựa trên sự trên sự tương đồng với tính chất của một bệnh ngoài da.

Ông cho rằng: “Niêm mạc họng bị viêm cũng tương tự như cái nhọt ngoài da: sưng, đỏ và đau. Lúc này, mạch máu khu vực da bị viêm nở to hơn bình thường, máu dồn về nhiều hơn khiến cho khu vực đó hình thành triệu chứng sưng, viêm, đỏ. Để khắc phục, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc áp dụng biện pháp thủ công là chườm đá. Quan sát hiện tượng, ta nhận khu vực bị tổn thương trắng bệt, tê và không còn cảm giác đau. Lý giải điều này, tác giả cho biết: Khi chườm nước đá, mạch máu quanh mụn nhọt sẽ co lại, hạn chế sự lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương khiến cho mạch máu co lại, nhờ vậy mà giảm sưng, viêm.

Hay như trường hợp chân bị sưng đau do đá banh, người ta thường đắp nước đá lên chân để giảm sưng và đau.”

Từ đó, vị bác sĩ suy ra bị viêm họng thì cần đắp đá lên (tức uống nước đá, ăn đồ lạnh) để cải thiện bệnh.

>> Tham khảo thêm: Viêm họng mãn tính – Cách chẩn đoán và điều trị

Mối nguy hại từ việc ăn kem, uống nước đá lạnh khi bị viêm họng

“Hiện nay, chưa có tài liệu chính thống nào nói rằng ăn kem, uống nước đá sẽ giảm viêm họng. Đối với viêm họng – một bệnh do nhiễm trùng thì việc ăn kem, uống nước đá lạnh chỉ khiến cho bệnh càng nghiêm trọng” – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khẳng định.

Bị viêm họng có nên uống nước đá

Ăn kem, uống nước đá lạnh chỉ khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn – chuyên gia nhận định.

“Trong lĩnh vực Tai Mũi Họng, bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân bị chảy máu sau khi cắt amidan có thể ngậm đá để giảm đau, giảm sưng. Tuy nhiên, chỉ định này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm trùng khu vực họng.”

Bác sĩ cho biết: “Khoa học đã chứng minh, các cơ quan trong cơ thể con người luôn giữ nhiệt độ ở mức ổn định là 37 độ C. Các loại thực phẩm hay không khí bên ngoài dù lạnh bao nhiêu khi đưa vào cơ thể cũng sẽ được điều tiết về mức nhiệt ổn định. Khi khát, nóng, nhiều người lầm tưởng ăn kem sẽ khiến cho cơ thể mát, hạt nhiệt. Thực ra, đấy chỉ là cảm giác ảo bởi khi ăn, cơ thể sẽ huy động năng lượng điều chỉnh, làm nóng chảy miếng kem xuống dưới 37 độ. Quá trình này đòi hỏi cơ thể mất đi một lượng năng lượng.

Đối với bệnh nhân viêm họng, sức đề kháng đã suy yếu, nếu như ăn kem, uống nước lạnh nhiều sẽ khiến cơ thể huy động thêm nhiều năng lượng hương để làm “nóng” kem, sức đề kháng yếu đi, bệnh nặng thêm là điều tất yếu.”

Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh – hiện đang công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cũng cho biết: “Người mắc bệnh viêm họng nếu có sức đề kháng tốt thì hơi nước lạnh sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều đồ lạnh, ăn nhiều kem sẽ tăng nguy cơ bị bội nhiễm do vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh hơn.”

Bác sĩ Tuấn còn nói thêm: “Lời khuyên ăn kem, uống nước lạnh khi bị bệnh viêm họng chỉ dựa trên quan điểm thăm khám cá nhận của vị bác sĩ đó. Nếu như muốn khuyến cáo, kê đơn thì cần có nghiên cứu, so sánh rõ ràng trên một nhóm bệnh nhân ăn kem, uống đá lạnh và bệnh nhân không ăn kem, uống đá lạnh. Chỉ khi giả thiết trên được kiểm chứng, chứng minh thì mới nên khuyên bệnh nhân áp dụng.”

Tham khảo thêm: Viêm họng nên ăn gì? Kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị viêm họng

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị sưng, viêm do bị vi rút, vi khuẩn, (thường là bội nhiễm sau khi nhiễm vi rút) tấn công, gây bệnh. Bệnh có thể tự khỏi hoặc dùng thuốc điều trị khỏi.

có nên uống nước đá khi bị viêm họng

Bệnh viêm họng cần uống thuốc, nghỉ ngơi và bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng.

Đối với dạng viêm họng do nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ cần đến thuốc kháng sinh. Đối với bệnh viêm họng do virus, thuốc kháng sinh không cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ chủ trị sẽ kê cho bệnh nhân các thuốc kháng viêm giảm đau và khuyên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để chóng khỏe lại.

Khi bị viêm họng, cần chú ý giữa gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, để hạn chế sự phát triển của tác nhân gây hại trú ẩn trong khoang miệng.

Súc miệng bằng nước muối pha với mật ong cũng là cách hay giúp làm sạch sâu bên trong khoang miệng, đồng thời làm dịu niêm mạc, hạn chế tình trạng sưng họng, viêm họng, ngứa họng gây ho khan.

Ngoài ra, ngậm đường phèn cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp sát trùng, giảm sưng viêm, dịu niêm mạc họng.

Người bệnh viêm họng cần được bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng như: thực phẩm giàu vitamin C, kẽm; hạn chế thực phẩm có hại cho niêm mạc họng: cà phê, đồ uống có cồn, đồ ăn đặc, đồ ăn nhiều cay nóng… Sức đề kháng được tăng cường, bệnh nhân sẽ nhanh chóng khỏe lại.

Tóm lại, “Bị viêm họng có nên uống nước đá hay không?” thì câu trả lời sẽ là “Không”. Người bị viêm họng nên chú ý vệ sinh răng họng cho sạch sẽ, bổ sung nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, uống thuốc điều trị đúng giờ, đúng liều để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu do viêm họng gây nên.

Nguồn: https://vhea.org.vn/