Can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị tình trạng thiếu máu cục bộ ruột nặng. Sự trì hoãn có thể dẫn đến hệ quả thủng ruột, viêm phúc mạc toàn thể và nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
Bạn đang xem: Lưu ý trong điều trị viêm mao mạch dị ứng
Bên cạnh đó, ghép thận cũng có thể được chỉ định ở những bệnh nhân bị tổn thương thận nặng, diễn tiến đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần thay thế thận. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương thận do các kháng thể trong bệnh lý viêm mao mạch dị ứng vẫn có thể xảy ra trên quả thận mới ghép.
Phối hợp đa chuyên khoa
Xem thêm : Bạn nên ăn bao nhiêu calo mỗi ngày để giảm cân?
Vì viêm mao mạch dị ứng là một bệnh lý gây tổn thương trên đa cơ quan, quá trình điều trị toàn diện cho người bệnh đòi hỏi cần phải có sự phối hợp đa chuyên khoa. Theo đó, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sau đây có thể hữu ích trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi lâu dài:
- Da liễu
- Tiêu hóa
- Thận, đặc biệt là hỗ trợ xác định xem có phải chỉ định lọc máu hoặc thay thế thận nói chung hay không
- Thấp khớp, tự miễn
- Tim mạch
Cuối cùng, vai trò của bác sĩ tiếp nhận cấp cứu cũng rất quan trọng trong việc tiếp cận và xử trí ban đầu khi người bệnh nhập viện vì các đợt bùng phát cấp tính hay biến chứng trên các cơ quan. Trong bối cảnh này, những quyết định can thiệp nhanh, đúng đắn, phối hợp chuyên khoa chính xác là phần nào giúp duy trì tính mạng cho người bệnh.
Theo dõi điều trị dài hạn
Ở tất cả các bệnh nhân, việc theo dõi nước tiểu và huyết áp để đánh giá chức năng thận là việc cần thực hiện mỗi ngày, nên được duy trì trong tối đa 6 tháng sau khi được phát hiện bệnh hay sau các đợt cấp ra viện. Điều này cần tuân thủ ngay cả khi kết quả phân tích nước tiểu ban đầu là bình thường.
Khi người bệnh đã tiến triển vào suy thận mạn giai đoạn cuối, chỉ định thay thế thận với biện pháp chạy thận nhân tạo dài hạn nên được tiến hành và duy trì cho đến khi có thận tương thích để ghép. Tuy nhiên, nguy cơ suy thận lặp lại trên thận ghép là hoàn toàn không thể tránh khỏi trong bệnh cảnh viêm mao mạch dị ứng.
Xem thêm : Quét mã vạch có tác dụng chống hàng giả và nhận biết hàng thật? | www.xacthuc.vn
Đối với các trẻ em đã biểu hiện triệu chứng tổn thương thận trong giai đoạn cấp tính và tiếp tục bị tiểu máu hoặc xét nghiệm có protein niệu dương tính, nên được kiểm tra mỗi 3-6 tháng một lần vì suy thận hoặc tăng huyết áp có thể phát triển đến 10 năm sau khi khởi phát bệnh.
Cuối cùng, việc sử dụng các thuốc NSAID có thể được chỉ định trong kiểm soát đau do phản ứng viêm, phù nề trên khớp, mô mềm; tuy nhiên, do nguy cơ mắc hội chứng Reye, việc sử dụng NSAID nên được thận trọng trên từng bệnh nhân.
Biến chứng về lâu dài
Tổn thương thận trong bệnh viêm mao mạch dị ứng có thể bị tiến triển thành bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này, ghép thận là một trong các lựa chọn điều trị thay thế thận. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra biến chứng tổn thương thận ghép do viêm mao mạch sau ghép thận là rất thường xuyên. Đồng thời, trong một nghiên cứu, nguy cơ mất mảnh ghép sau 10 năm theo dõi là 7,5%.
Tóm lại, viêm mao mạch dị ứng được xem là một bệnh lý hệ thống và việc điều trị viêm mao mạch dị ứng đòi hỏi tính toàn diện, phối hợp nhiều chuyên khoa. Mặc dù chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, bệnh lý này có khả năng tự thuyên giảm hay vẫn có thể được kiểm soát hiệu quả nếu người bệnh được điều trị hỗ trợ đúng cách, theo dõi sát và chủ động phòng tránh các biến chứng về lâu dài..
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp