Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010).
Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, tức ngày 21/11/1009 tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều nhà Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Bạn đang xem: Đầu năm Rồng nhìn lại sự kiện dời đô về Thăng Long
Đây cũng là sự kiện mở ra Triều đại nhà Lý với 216 năm tồn tại và 9 đời vua nối nhau trị vì, mặc dù có những thăng trầm, biến cố nhưng đây là triều đại cực kỳ thịnh vượng và có ảnh hưởng lớn đến đất Việt đến nay.
Chọn kinh đô là việc cần thiết nhất trong những buổi đầu khai quốc, nhưng để chọn được vị trí đóng đô mang tầm chiến lược về nhiều mặt là điều không dễ. Để làm được điều này yêu cầu phải có là một nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn sáng suốt. Việc Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã quyết định dời đô từ vùng đất Hoa Lư chật hẹp về Đại La có thế đất bằng phẳng đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc.
Về mặt triết học, Lý Công Uẩn lý giải việc dời đô rằng “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại. Còn ý của dân là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. “Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi).
Về mặt địa lí, những năm làm quan dưới triều Nhà Đinh và Tiền Lê, Lý Công Uẩn đã thấy đóng đô ở Hoa Lư chỉ phù hợp để phòng thủ, cố thủ, nhưng lại không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, anh trai của sư Vạn Hạnh là sư Lý Khánh Văn và tướng Đào Cam Mộc (người Thanh Hóa) đã đi thị sát Đại La nhiều lần đã phát hiện ra mạch đất nơi đây là huyệt đất “đế vương” muôn đời: “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời”, nên ông quyết tâm dời đô ra đó.
“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ. Các khanh nghĩ thế nào?”
Mặc dù, Lý Thái tổ nhận thấy việc di dời đô về Đại La mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân, và quốc gia sẽ phát triển thịnh vượng. Thế nhưng, ông không tự lấy quyền Hoàng Đế của mình mà toàn quyền quyết định. Thay vào đó, ông thảo luận ý kiến với các văn võ bá quan. Người đã thuyết phục lòng quan dân bằng những lý lẽ xác đáng. Người muốn muôn dân biết là: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời dô; Nhà Chu đến Vua Thành Vương cũng ba lần dời đô; phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện dời?”. Hơn nữa, xét lại rằng: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ không phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
Xem thêm : Mức xử phạt lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai
Lý Thái Tổ thảo luận với văn võ bá quan về quyết định dời đô (Tranh minh họa)
Hành động này nhằm mục đích tập trung quyền lực và phát triển kinh tế, đồng thời tuân theo ý mệnh trời và ý kiến của nhân dân. Điều này thể hiện tâm và tầm của một người lãnh đạo kiệt xuất. Ông cảm thấy đau lòng khi nhà Đinh, Lê không tôn trọng truyền thống và không tuân theo ý mệnh trời, điều này đã khiến cho triều đại ngắn ngủi và quốc gia gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc di dời đô là không thể tránh khỏi.
Đáng chú ý, trước triều đại nhà Lý, tại Kinh đô Hoa Lư, triều Lê tồn tại được 30 năm thì sụp đổ. Tiền triều của nhà Lê là nhà Đinh cũng chỉ tồn tại được vỏn vẹn 13 năm. Quyết định lịch sử của vua Lý Công Uẩn đã mở ra 216 năm thống nhất và trị vì đất nước của Triều đại nhà Lý – một vương triều phát triển hưng thịnh, lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều này gần sát với 214 chữ được viết trong bản Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Kết hợp với chi tiết vua thấy hình ảnh “con rồng bay lên” khi lần đầu tới Thăng Long cho thấy, bản “Chiếu dời đô” như một điềm báo trước của người về tương lại xã tắc.
Nhắc đến câu chuyện ai là người đã hiến kế dời đô cho vua Lý Công Uẩn, một số nhà nghiên cứu thuộc sở Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Thái Bình và viện Hán Nôm khi dịch cuốn Ngọc phả được lưu giữ trong đền thờ của làng Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã phát hiện: các vị thần mà người dân nơi đây thờ tụng là người khai quốc công thần, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và là người hiến kế dời đô về Thăng Long. Hai vị công thần đó là hai anh em cùng cha khác mẹ: Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, sinh năm 989 mất năm 1058.
Cũng theo ngọc phả, hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều không chỉ giúp vua Lý Thái Tổ lên ngôi mà Lưu Đàm còn có công hiến kế dời đô cho vua: “Quang lộc đại phu (tức Lưu Đàm) dâng lời rằng: “Long châu là địa phương giàu mạnh, chính là cái gốc vững bền, đóng đô ở đây thì quốc gia cường thịnh lâu dài, thiên hạ vô địch. Mong bệ hạ dời đô ra nơi đó”. Vua Thái Tổ thấy phải nên đã cùng văn võ bá quan chuyển đô ra Thăng Long ngày nay. Sau này Vua Lý Thái Tổ xét thấy Lưu Đàm là người có công đánh giặc (giặc Chiêm Thành, Tống) và có công hiến kế dời đô nên đã phong cho ông chức Thái phó khai quốc công thần. Cuối đời, ông về Lưu Xá tu ở chùa Báo Quốc và giúp đỡ dân làng. Sau khi Lưu Đàm, Lưu Điều mất, dân làng đã thờ hai ông tại đền “Nhị Lưu thái phó”, cử người hương hỏa quanh năm.
Quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là một trong những sự thay đổi vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta. Tư tưởng lớn của ông đã từng được thể hiện qua lời văn hùng tráng trong Thiên đô chiếu khi ông chọn một vị trí “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu bốn phương, đúng là nơi thượng đỏ kinh sư mãi muôn đời”.
Chiếu dời đô do Lý Công Uẩn tự tay viết, là chiếu lệnh ban ra, nói rõ cho quần thần, trăm họ biết và kêu gọi sự đồng thuận về một quyết định lớn của triều đình là dời đô. Đây vừa là một văn kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước, vừa là một tác phẩm bất hủ xét trên nhiều phương diện văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học…
Tại phần đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn phân tích lý do dời đô, cho rằng kinh đô cũ không phù hợp cho sự phát triển của đất nước và xu thế mới của thời đại. Ông hiểu rất rõ sự tác động lẫn nhau, sự gắn bó hữu cơ giữa kinh đô của một quốc gia với sự hưng thịnh của quốc gia đó. Bằng những lập luận chặt chẽ, chính xác tại phần hai, Lý Công Uẩn đã nhấn mạnh những đặc điểm về địa lý, những ưu thế của thành Đại La mà các địa phương khác không thể có được.
Xem thêm : Tổng đài Shopee Express – Cách liên hệ Shopee Express nhanh chóng
Dời đô về Thăng Long cũng thể hiện tư duy cầm quyền của Lý Công Uẩn là dựa trên quan điểm lấy phát triển tạo ra phòng thủ vững mạnh. Điều đó cũng đã thể hiện qua việc Thăng Long và nước ta thời Lý lúc bấy giờ đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bản Chiếu dời đô khắc trên gỗ vàng tâm.
Xét về văn chương, Chiếu dời đô từng được nhiều chuyên gia đánh giá là một tác phẩm giàu hình tượng, mang tính dự báo rất xa, được thể hiện qua những chi tiết như hình tượng “giữa trời đất… rồng cuộn hổ ngồi” trong áng văn, hay Thủ đô Hà Nội hiện nay vẫn là “kinh đô hưng thịnh” của đất nước Việt Nam. Chiếu dời đô cũng là áng văn nghị luận thể hiện tầm nhìn “vượt thời đại” của người đứng đầu triều Lý khi chọn kinh đô mới để “mưu đồ nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” mai sau.
Bởi vậy, Chiếu dời đô không chỉ thể hiện sự quyết đoán dứt khoát với những lý lẽ đầy tính thuyết phục, vừa nó còn là một lời kêu gọi sự đồng thuận của triều thần, trăm họ hướng tới một tương lai phát triển quốc gia phồn thịnh.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, do đó đổi gọi là thành Thăng Long”. Vua Lý Công Uẩn đặt tên “Thăng Long” cho kinh đô mới với ý nghĩa Rồng bay cũng phản ánh được quyết tâm đưa đất nước đi lên.
Để có thể đến được bến đò Trường Yên và vào sông Hoàng Long. Thì đoàn thuyền của Lý Công Uẩn phải đi qua cầu Đông và cầu Dền ở Hoa Lư. Sau khi qua sông Hoàng Long thì ông rẽ vào Giám Khẩu. Sau rẽ tiếp vào sông Đáy. Qua sông Đáy là đến sông Châu Giang. Qua Châu Giang thì đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La. Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó, 3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại là đi ngược dòng.
Sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh. Vương triều do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 216 năm dưới 9 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử đất nước với những ông vua anh hùng như: Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); với những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Triều Lý phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao: Xây dựng kinh đô, thành quách khang trang; xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, phát triển nghề dệt, nghề gốm… đạt tới đỉnh cao. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế có nhiều tàu buôn nước ngoài vào ăn hàng tấp nập. Triều Lý mở Quốc Tử Giám, lập chế độ đại học, mở khoa thi chọn nhân tài… Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, vương triều Lý đã được nhà Tống phương Bắc nể trọng, lãnh thổ đất nước được bảo vệ vững chắc, toàn vẹn.
Cho đến nay, mảnh đất rồng thiêng Thăng Long nghìn năm văn hiến vẫn đang phát triển thịnh vượng. Là mảnh đất hội tụ văn hóa bốn phương, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trọng tâm của cả nước. Sự kiện dời đô cũng chính là dấu son lịch sử thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của một vị vua anh minh cách đây cả nghìn năm, đặt nền móng phát triển tại một vùng đất hội tụ đủ yếu tố địa linh nhân kiệt.
Thực hiện: Anh ThưĐồ họa: Thanh Nga
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp