Nên cúng Tất niên 2023 vào ngày nào?
Thường thì lễ cúng tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm (tức là ngày 30 tháng 12 âm lịch, còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết).
Bạn đang xem: Nên cúng Tất niên 2023 vào ngày giờ nào tốt nhất?
Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.
Để cúng tất niên, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất để cúng gia tiên và những người đã khuất trong gia đình. Sau khi hạ lễ, mọi người trong gia đình sum vầy bên mâm cơm. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới. Sau bữa cơm tất niên, mọi người chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Lễ cúng Tất niên gồm những gì?
Mâm ngũ quả cúng gia tiên: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và vừa đủ chín. Không nên dùng trái cây còn xanh hay bằng nhựa để cúng gia tiên.
Mâm cỗ mặn gồm các món thông dụng sau, các gia đình có thể tùy ý thay đổi, thêm bớt:
– Miền Bắc: Canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…
– Miền Trung: Bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Xem thêm : Hoa đu đủ đực ngâm mật ong bao lâu thì uống được?
– Miền Nam: Bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Nếu cúng chay, mâm cỗ tất niên có thể gồm các món sau:
– Rau củ xào chay
– Canh rau củ nấu chay: Nguyên liệu gồm bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu hà lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng, ngoài ra có hành, ngò để trang trí, gia vị các loại.
– Đậu phụ chiên xào nấm tươi: Cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và xào với nấm tươi, hành cùng các loại gia vị, rau thơm khác.
– Miến xào chay: Phi hành thơm, cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua. Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn. Khi các hỗn hợp thấm gia vị, đổ miến đã ngâm mềm và để ráo nước vào, đảo nhẹ tay. Món ăn chín tới thì cho ra đĩa, rắc thêm tiêu, ớt, hành ngò cho đẹp mắt.
– Giò, chả chay
– Xôi gấc
Những điều cần tránh khi cúng Tất niên
1. Thời điểm cúng Tất niên không hợp lý
Có một số người thực hiện cúng Tất niên sau khi thực hiện lễ tạ mộ (lễ Chạp) vào khoảng 26, 27 Tết. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất làm cỗ cúng Tất niên là vào chiều tối ngày 30 Tết.
2. Mâm cúng Tất niên chu đáo, sạch sẽ
Xem thêm : Tổng hợp các bộ phận của máy tính – Chức năng và công dụng của từng bộ phận
Mâm cúng dâng kính lên bàn thờ Tổ tiên trong lễ Tất niên cần tươm tất, sạch sẽ, tỏ rõ lòng thành. Tấm lòng chẳng biết đo sao cho đủ, điều đó thể hiện ở việc gia chủ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ lễ vật, bày biện đẹp mắt, gọn gàng, sạch sẽ.
Không phải cứ mâm cao cỗ đầy, xa hoa phù phiếm là chứng tâm được lòng thành. Sự cẩn thận, chu đáo ngay từ khi thực hiện cỗ cúng, tính toán thời gian chuẩn bị, làm cơm, lên mâm làm sao cho đủ đầy, tươm tất như niềm tin, hi vọng gia đình viên mãn, dư dả hơn.
3. Không quát mắng, la hét khi đang cúng Tất niên
Trong thời gian cúng Tất niên, các thành viên gia đình tề tựu thì nên tập trung gia chủ dâng cúng, cùng hướng vọng về Tổ tiên. Ngoài việc nên ăn vận lịch sự, không hở hang thì cũng nên hạn chế cười nói, đùa cợt nhau hoặc quát mắng nhau trong lúc hành lễ.
4. Không tranh cãi, gây căng thẳng khi dùng cơm Tất niên
Sau lễ cúng Tất niên, hạ lễ chính là bữa cơm đoàn viên của gia đình. Đây là thời khắc quý giá để mọi thành viên trong nhà có thể trò chuyện, nhìn lại những gì đã qua trong năm cũ. Đồng thời cũng là cơ hội để cùng nhau hứa hẹn những kế hoạch, mong ước trong năm mới.
Cố gắng cùng nhau tạo ra không khí vui vẻ, hoà ái. Tránh đánh mắng, cãi cọ, quát tháo nhau trong bữa cơm.
5. Tránh đổ vỡ
Mọi thường nói tới kiêng kỵ làm rơi vỡ trong năm mới mà không mấy ai biết rằng, những khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ cũng cần tránh. Dân gian cho rằng, đổ vỡ thường tượng trưng cho những điều không may mắn. Dù là năm cũ, các thành viên trong gia đình cũng nên cẩn trọng, chu đáo để không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, đặc biệt như gương, chén bát, đèn,…
Cúng tất niên xong, hoá vàng ngay được không?
Nhiều người quan niệm, trần gian sao thì âm phủ vậy. Chính vì vậy, một số quan niệm các bậc tổ tiên cũng cần có tiền, quần áo để mua sắm chuẩn bị Tết. Do vậy, nhiều người thắc mắc liệu có thể “hoá vàng” xuống cho người âm, thần linh có tiền để chuẩn bị Tết ngay sau mâm cơm tất niên chiều 30 Tết được không?
Theo Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Trọng Tuệ – Viện Trưởng Viện nghiên cứu kiến trúc và văn hoá phương Đông, Chủ tịch CLB Phong thuỷ Thăng Long, về việc cúng, đốt vàng mã là một điều rất khác mà dân gian du nhập về, quan niệm của Đạo giáo mới có những điều đó. Đạo phật hoặc những đạo khác thì không có điều đó.
* Thông tin mang tính chất tham khảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp