Bạn đọc hỏi: Tôi đọc báo thấy có trường hợp khi đi xin xác nhận sơ yếu lý lịch tại UBND phường xã thì bị xác nhận rằng là không chấp hành quy định của địa phương, hoặc xác nhận là hay vi phạm pháp luật. Vậy cho tôi hỏi UBND được xác nhận gì vào trong sơ yếu lý lịch ? Thủ tục này được thực hiện như thế nào ? Quy định ở đâu ? Xin cảm ơn Luật sư.
- Trứng ngâm nước tương: 7 cách làm đơn giản để được lâu, không bị nhớt
- Hướng dẫn tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng Căn cước công dân nhanh chóng, chính xác
- Quy đổi size giày 36 – 40 là bao nhiêu cm?
- Ngân hàng làm việc vào thứ 7 hay không?
- Danh sách những bài hát karaoke hay cho nam giới mới nhất
Luật sư tư vấn:
Thực tế pháp luật không có thủ tục cụ thể quy định về việc xác nhận sơ yếu lý lịch của cá nhân, do đó, các UBND cấp phường, xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận nơi đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận. Đặc biệt, có UBND cấp phường, xã còn xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những công dân hoặc hộ gia đình của công dân này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.
Bạn đang xem: Thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch của UBND quy định như thế nào ?
Do đó, ngày 20 tháng 03 năm 2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 1520/HTQTCT-CT hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch như sau:
“UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân”
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trong đó cụ thể hóa thủ tục chứng thực chữ ký tại Điều 24 của Nghị định với cách thức thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
- Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Việc chứng thực bị từ chối sau khi người thực hiện chứng thực kiểm tra và phát hiện:
- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Xem thêm : Điều khiển xe máy sử dụng chất ma túy bị xử phạt thế nào?
Về thời hạn thực hiện thủ tục hành chính nêu trên được quy định như sau: Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Ngoài ra, thủ tục chứng thực chữ ký hay xác nhận sơ yếu lý lịch còn được hướng dẫn bổ sung tại Điều 2 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Đối với những việc chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
2. Khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này.”
Ngoài ra, Công văn 1352/HTQTCT-CT hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành cũng đã quy định:
“Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng đối với các trường hợp: … chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân“
Về nội dung lời chứng chứng thực chữ ký phải theo mẫu sau:
Ngày …….. tháng ……. năm …….
(Bằng chữ ………………………………………………)
Tại ……………………………………., ….. giờ ….. phút. Tôi …………..……….., là ………………………………..
Chứng thực
Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/CK, CĐ
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
Các nội dung lời chứng chứng thực chữ ký hay xác nhận sơ yếu lý lịch không theo mẫu trên đều sai quy định.
Bạn đọc tham khảo để nắm được các nội dung cần trao đổi với UBND phường xã khi thực hiện thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch không đúng quy định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp