Về mặt giải phẫu, xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh nằm nông ở dưới da, từ trên xuống xương đòn là 1 xương dài có hình giống chữ S với 2 chỗ cong ở 1/3 ngoài giáp 1/3 giữa và 1/3 giữa giáp với 1/3 trong. Điểm yếu của xương đòn nằm tại vị trí 1/3 giữa và 1/3 ngoài. Xương đòn kết nối với xương bả vai và xương ức qua khớp ức đòn và cùng đòn, vì thế xương đòn có chức năng như một chiếc đòn gánh giúp hỗ trợ cử động của chi trên.
Gãy xương đòn là một chấn thương phổ biến nhất ở vùng vai, chiếm tỉ lệ khoảng 40% tổng các trường hợp gãy xương vùng vai, và 2,5 – 6% tất cả các loại gãy xương ở mọi lứa tuổi. Gãy xương đòn thường xảy ra do chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, phổ biến trong tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Một số ít trường hợp gãy xương đòn gặp trong bệnh nhân bị u xương…
Bạn đang xem: Gãy xương đòn di lệch nhiều, phải làm sao?
Xem thêm : Bảng đơn vị đo thể tích chi tiết và hướng dẫn quy đổi
Gãy xương đòn được phân loại như sau:
Theo Craig cải biên từ phân loại của Allman và Neer :
- Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm 80% tổng số các bệnh nhân gãy xương đòn, đa số các trường hợp gãy vững.
- Gãy 1/3 ngoài xương đòn chiếm 12 – 15%.
- Loại I : Di lệch tối thiểu – Gãy giữa dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn.
- Loại II : Di lệch thứ phát do gãy ở trong dây chằng quạ đòn :
- Loại IIA : Các dây chằng nón và dây chằng thang vẫn còn.
- Loại IIB : Dây chằng nón bị rách và dây chằng thang còn.
- Loại III : Gãy diện khớp.
- Loại IV : Gãy xương đòn ở trẻ em, dây chằng còn bám nguyên màng xương và di lệch đầu xa.
- Gãy 1/3 trong xương đòn chiếm khoảng 5%.
- Loại I : Di lệch tối thiểu.
- Loại II : Di lệch nhiều có rách dây chằng.
- Loại III : Gãy nội khớp.
- Loại IV : Bong rời đầu xương ở trẻ em.
- Loại V: Gãy vụn.
Xem thêm : Bướm đen bay vào nhà có ý nghĩa gì? Tốt hay xấu? Số liệu như thế nào?
Theo phân loại của Robinson:
- Loại I: Gãy đầu trong xương đòn.
- Loại IA: Gãy không di lệch, chia làm 2 nhóm: A1 gãy ngoài khớp và A2 gãy phạm khớp.
- Loại IIB: Gãy di lệch, chia làm 2 nhóm: B1 gãy ngoài khớp, B2 gãy phạm khớp.
- Loại II: Gãy thân xương đòn.
- Loại IIA: Gãy không di lệch, chia làm 2 nhóm: A1 gãy không gập góc và A2 gãy gập góc.
- Loại IIB: Gãy di lệch, chia làm 2 nhóm: B1 gãy di lệch đơn giản hay mảnh thứ 3 hình chêm, B2 gãy nhiều tầng hoặc gãy nát.
- Loại III: Gãy đầu ngoài xương đòn.
- Loại IIIA: Gãy không di lệch, chia làm 2 nhóm: A1 gãy ngoài khớp và A2 gãy phạm khớp.
- Loại IIIB: Gãy di lệch, chia làm 2 nhóm: chia làm 2 nhóm: B1 gãy ngoài khớp, B2 gãy phạm khớp.1
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp