Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất

Đề bài: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất

Viết đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của bạn về cái chết của Vũ Nương trong tác phẩm của Nguyễn Dữ

I. Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Vũ Nương.- Nêu ý nghĩa của cái chết của nhân vật trong tác phẩm.

2. Thân bài

a. Tóm tắt những đặc điểm chính về chân dung nhân vật– Trước khi kết hôn: sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, tư duy tốt đẹp- Sau khi kết hôn:+ Là người vợ hiền, giữ gìn khuôn phép, chung thủy, giữ trọn phẩm tiết+ Là người con dâu hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng chu đáo- Sau khi gieo mình xuống sông:+ Được các nàng tiên cứu và sống nơi cung nước.+ Gặp lại Phan Lang – người quen cùng làng. Nàng quyết định trở về nhân gian gặp Trương Sinh rồi nói lời từ biệt.

b. Cái chết của Vũ Nương phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến– Vũ Nương quyết tâm lấy cái chết để minh chứng sự trong sạch.- Cái chết của nàng thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc không lối thoát.- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương+ Sự ghen tuông mù quáng, u tối của Trương Sinh+ Chế độ nam quyền với hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ.+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình tan tành, sự cách biệt chính là nguyên nhân gây nghi ngờ và mâu thuẫn.+ Lời nói ngây thơ, thật thà của bé Đản là chất xúc tác làm bùng phát cơn ghen của Trương Sinh.

3. Kết bài

Tóm tắt lại ý nghĩa cái chết của nhân vật Vũ Nương.

II. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương hay nhất:

Nguyễn Dữ nổi tiếng với tập truyện ‘Truyền kì mạn lục’ viết bằng chữ Hán, gồm hai mươi thiên truyện. Một trong số đó là “Chuyện người con gái Nam Xương” – tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Truyện đã làm nổi bật số phận bất hạnh của nhân vật chính Vũ Nương. Nàng được Trương Sinh cưới về làm vợ, hạnh phúc chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương luôn cố gắng làm tốt bổn phận của người con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền thục và người vợ thủy chung. Thế nhưng, khi chồng đi lính trở về, nghe lời nói ngây thơ của con trẻ lại nghĩ rằng vợ mình thất tiết nên đã ruồng rẫy, nghi oan cho nàng. Mặc cho Vũ Nương hết mực giải thích, chồng nàng vẫn cố chấp không tin. Không còn cách nào khác, nàng đành chọn cái chết để chứng cho tấm lòng mình . Qua đó, tác giả đã thể hiện bi kịch không lối thoát của Vũ Nương. Hẳn phải thất vọng, đau đớn đến cùng cực Vũ Nương mới phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự. Từ đó, Nguyễn Dữ muốn phê phán xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng. Ở thời đại đó, người ta trao cho đàn ông cái quyền chà đạp lên nhân phẩm, danh dự của phụ nữ. Thông qua cái chết của nhân vật chính, Nguyễn Dữ còn muốn thể hiện niềm cảm thông đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến xưa.

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất (Chuẩn)

1. Bài văn Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương của Nguyễn Dữ hay nhất ngắn gọn – Mẫu số 1

Trong văn học trung đại Việt Nam, ‘Chuyện người con gái Nam Xương’ là tác phẩm tiêu biểu khắc họa chân thực bi kịch của người phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ qua cái chết của nhân vật Vũ Nương, cho thấy sự tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát.

Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền dịu, có tư dung tốt đẹp, tính cách thùy mị. Sau khi kết hôn với Trương Sinh, nàng hết mực giữ gìn khuôn phép. Nhưng khi chồng trở về, tin vào lời nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh đã hiểu nhầm và ghen tuông. Trước sự ghen tuông mù quáng của chồng, Vũ Nương hết lời thanh minh nhưng không nhận được sự thấu hiểu, buộc phải tìm đến cái chết bi thảm.

Cái chết là chi tiết phản ánh chân thực bi kịch của nhân vật Vũ Nương. Dù là người phụ nữ có tư dung tốt đẹp và ý thức giữ gìn tiết hạnh nhưng nàng vẫn phải gánh chịu bất công, ruồng rẫy, coi thường bởi chế độ phong kiến. Khi bị chồng hiểu nhầm, nghi ngờ và hắt hủi, nàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhảy sông tự vẫn.

Trước những lời buộc tội, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng: ‘Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ’. Hành động tự vẫn thể hiện sự quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá.

Vũ Nương chết oan uổng, đau đớn, lên án chế độ nam quyền, xem trọng quyền uy nam giới trong gia đình. Cuộc hôn nhân giữa nàng và Trương Sinh không bình đẳng, chỉ cần ‘nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ’. Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép trước sự đa nghi của chồng, sống trong cảnh ly tán do chiến tranh. Lời nói ngây thơ của bé Đản trở thành chất xúc tác tạo nên nút thắt và sự hiểu nhầm của Trương Sinh, khiến nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức.

Cái chết bi kịch của Vũ Nương phản ánh số phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công dưới ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền. Chi tiết về cái chết của nàng tạo nên giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Viết bài văn nêu suy nghĩ về nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương siêu hay – Mẫu số 2

Dàn ý suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Mở bài: – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. – Khái quát về cái chết của Vũ Nương. Thân bài: a) Tóm tắt về nhân vật: – Vũ Nương là cô gái có tư dung tốt đẹp, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về. – Hạnh phúc chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính. – Ở nhà, nàng luôn làm tròn bổn phận chăm sóc mẹ chồng và con thơ chu đáo. – Khi Trương Sinh đi lính trở về lại nghe lời nói ngây thơ của con mà nghi ngờ vợ thất tiết. – Vũ Nương hết mực giải thích nhưng chồng vẫn không nghe nên nàng đã chọn gieo mình xuống sông tự vẫn. – Sau đó, Vũ Nương được các nàng tiên cứu sống, ở lại dưới thủy cung. – Được Trương Sinh lập đàn giải oan. b) Cái chết của Vũ Nương: – Cái chết của Vũ Nương thể hiện bi kịch không lối thoát. – Khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. – Cái chết của Vũ Nương còn ngầm phê phán xã hội phong kiến bất công chà đạp lên cuộc đời người phụ nữ. – Nguyên nhân của cái chết: + Lời nói ngây thơ của bé Đản. + Người chồng với tính ghen tuông mù quáng. + Xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ. + Chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình phải chia xa, gây ra những hiểu lầm không đáng có. Kết bài: – Khái quát lại ý nghĩa cái chết của Vũ Nương.

Viết bài văn nêu suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay

Nguyễn Dữ là người học rộng, tài cao và tác phẩm của ông thường làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ. Tiêu biểu cho những sáng tác đó phải kể đến “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật cái chết thương tâm của nhân vật Vũ Nương, từ đó, mang đến cho người đọc rất nhiều suy ngẫm.

Ngay ở đầu thiên truyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu đây là một cô gái đẹp người, đẹp nết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chính vì lẽ đó, Trương Sinh đã cảm mến nàng và xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, bỏ lại Vũ Nương ở nhà một mình chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Trong thời gian đó, nàng luôn hết lòng vì gia đình, một lòng thủy chung chờ đợi ngày chồng bình an trở về. Vậy mà đau lòng thay, khi Trương Sinh quy lại, vì nghe lời đứa con nhỏ đã đinh ninh rằng vợ hư. Vũ Nương hết lời giải thích nhưng đều vô nghĩa. Cuối cùng nàng phải lựa chọn tìm đến cái chết.

Vũ Nương chết để bảo vệ phẩm chất trong sạch và sự thủy chung của mình.

Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương là do xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ và chiến tranh vô nghĩa.

Nguyễn Dữ thông qua Vũ Nương phê phán xã hội nam quyền gia trưởng và đầy bất công.

HẾT

Việc phân tích cái chết của Vũ Nương khám phá cuộc đời đầy bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.