Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Chị là con thứ 5 trong gia đình có 06 anh chị em, cha là ông Võ Văn Hợi làm nghề đánh xe ngựa và mẹ là bà Nguyễn Thị Đậu bán bì bún tại chợ Đất Đỏ. Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó, có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đội Công an xung phong; Chị vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Chị rất mưu trí, lanh lẹ, luôn hoàn thành nhiệm vụ và được phân công và được cử đi học Trường Thiếu sinh quân của tỉnh.
- Tìm hiểu 1 chén cơm chiên trứng bao nhiêu calo? Cơm chiên dương châu bao nhiêu calo?
- Liveshow 7 và Bảng xếp hạng cập nhật Bài hát yêu thích
- Rửa mặt bằng nước muối có tốt không?
- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng vẫn được nhận quyền lợi sau
- Mặt nạ nghệ mật ong có bắt nắng không? 5 Sai lầm cần tránh – Viện Thẩm Mỹ KangJin
Năm 1949, Chị Sáu đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó, nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.
Bạn đang xem: Tinh thần bất khuất của Người con gái Đất Đỏ anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952)
Sau khóa học, chị Võ Thị Sáu được Đội trưởng Đội Công an xung phong Mai Văn Láng giao nhiệm vụ luồn sâu vào vùng tạm chiếm, diệt ác trừ gian, phá rã bộ máy tay sai của thực dân Pháp. Năm 1948, chị Võ Thị Sáu đề xuất phương án diệt Cai Tổng Tòng ngay tại dinh của hắn. Chị còn theo đoàn người vào làm căn cước, dấu trái lựu đạn gọn lỏn trong cơi đựng trầu; khi người thưa dần, Chị rút chốt lựu đạn, liệng thẳng vào mặt Tổng Tòng. Tiếng nổ chát chúa kèm theo ánh chớp xanh lè. Tổng Tòng không chết nhưng biết sợ hơn trước.
Cũng trong thời gian này, hai tên Cả Suốt và Cả Đay ngày càng tác oai tác quái; chúng thường dẫn lính đi xét chợ, cướp đồ, lùng bắt Việt Minh. Phương án diệt Cả Suốt và Cả Đay của Võ Thị Sáu được cấp trên thông qua. Chị Võ Thị Sáu nhỏ tuổi nhất đội nhưng bao giờ cũng đưa ra ý kiến táo bạo: “Đánh địch ngay tại hang ổ của chúng, ngay tại nơi chúng gây tội ác”. Đó là lối đánh riêng của chị Võ Thị Sáu và dường như đã trở thành định mệnh cho người thiếu nữ của quê hương Đất Đỏ.
Xem thêm : 20 Địa Điểm Quán Ăn Nổi Tiếng Thủ Đức – Hấp Dẫn Đông Đảo Thực Khách
Tháng 12/1949, vùng Đất Đỏ nhộn nhịp từ trước phiên chợ Tết Canh Dần. Người dân vùng biển từ Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh đưa lên đủ loại cá tươi, cá khô, tôm, mực… Dân các xã miền núi chở thịt rừng, măng khô, lá giong, nấm mèo; từ miệt vườn đổ về đủ các loại heo, gà, hoa trái, bún bánh. Cả Suốt và Cả Đay cùng tốp lính xuất hiện. Bọn chúng đi đến đâu là náo động đến đó, công khai cướp chợ giữa ban ngày. Chị Võ Thị Sáu mặc bộ đồ bà ba đen, chân đất như một cô thôn nữ trong vùng, lẫn trong đoàn người tay xách nách mang vào chợ. Chị bám theo bọn lính, giữ một khoảng cách an toàn. Trong khi Chị đang chờ bọn lính ra khỏi chợ thì tên lính Kề cũng theo sát sau lưng Chị, Chị không biết hiểm nguy đang chờ. Khi bọn lính đã no nê, mỗi tên một giỏ đồ xách về, Chị đã nép vào một góc khuất nhưng tên lính Kề thận trọng bước lại gần, thu mình trong tư thế “cọp vồ mồi”. Chỉ còn ba bước nữa thôi, lão nín thở, chồm tới… Chợt lão xây xẩm mặt mày, té ngửa, mắt trợn ngược, miệng ú ớ, không nói được lời nào, trái lựu đạn trong tay chị Võ Thị Sáu đang xì khói. Chị vung tay vụt trái lựu đạn vào tốp lính, chớp lửa xanh lè và tiếng nổ kinh hoàng. Cả Suốt và Cả Đay giãy đành đạch. Chị vụt chạy về phía ấp Hiệp Hòa, tên lính Kề lồm cồm nhổm dậy gào lên: “Bắt lấy… Bắt lấy con nhỏ”. Chị Sáu rẽ vào một ngõ hẻm, rút chốt trái lựu đạn thứ hai ném lại. “Bọn lính hoảng hồn la lên, tên té xuống ao, tên xô bờ dậu, nhưng nghiệt ngã thay, trái lựu đạn lép, không nổ. Bọn lính bủa vây các ngả, tên lính Kề nhào tới chụp được Chị”.
Tuy đã sa vào tay giặc, nhưng hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, bọn địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng bọn chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của Chị, sau đó, bọn chúng đưa Chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù, bị địch giam giữ nhưng Chị vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của Chị cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng tháng 4/1951, thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn đưa chị Võ Thị Sáu ra tòa án binh, kết án tử hình và đày Chị ra Côn Đảo.
Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên làm xôn xao dư luận lúc đó. Đó là sự chà đạp lên cả luật pháp nước Pháp, một nước từng có nền dân chủ, văn minh, tiến bộ. Phong trào chống chiến tranh ở Pháp nổi lên mạnh mẽ. Thực dân Pháp không dám xử chị Võ Thị Sáu tại Sài Gòn, mà lén lút đưa Chị ra Côn Đảo tử hình. Tại nhà tù Côn Đảo, Chúa đảo Jarty ra lệnh giải Võ Thị Sáu về xà lim Sở Cò, địch đã sử dụng mọi cực hình để tra tấn rã man Chị, nhưng vẫn không khai thác được gì và không khuất phục được người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành của Chị. Chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.
Tại nhà tù Côn Đảo, tên Chánh án làm thủ tục thi hành án trước sự chứng kiến của Chúa đảo. Chị Võ Thị Sáu đã kiên quyết từ chối lời đề nghị rửa tội của viên cố đạo: “Tôi không có tội! Nếu muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây”. Khi được hỏi trước khi chết, còn điều gì ân hận không? Chị đã bình tĩnh và hiên ngang trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước”. Cố đạo làm giấu trong khi bọn lính còng tay giải chị Võ Thị Sáu ra pháp trường. Con đường ra Nghĩa địa Hàng Dương cây cỏ xác xơ, chỉ có tiếng hát trầm hùng của hai ngàn tù nhân đưa tiễn Chị, Chị cất lời hát bài “Tiến quân ca” trong khi bọn lính giương súng đợi lệnh.
Xem thêm : 3 Nguyên nhân lý giải tại sao da mặt đen hơn da tay
Ngày 23/01/1952, tại pháp trường, chị Võ Thị Sáu yêu cầu không bịt mắt, vẫn lạc quan cách mạng, hiên ngang ngẩng cao đầu, thể hiện tinh thần bất khuất của Người chiến sĩ Cộng sản, không hề run sợ trước họng súng của kẻ thù, trước khi bị xử bắn Chị ngừng hát, nhìn thẳng vào bảy tên đao phủ và hô lớn: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời, sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ. Tấm gương hy sinh của chị Võ Thị Sáu thể hiện người Chiến sĩ Công an xung phong sẵn sàng vì nước, vì dân chiến đấu với kẻ thù đến cùng. Sự hy sinh cao cả đó trở thành biểu tượng cao đẹp, cổ vũ tinh thần cho lớp lớp thanh niên cả nước đứng lên chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Cuộc đời và huyền thoại về Chị còn được lưu truyền mãi mãi. Tên tuổi Võ Thị Sáu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trân trọng như những bậc anh hùng liệt sĩ tiền bối của dân tộc ta. Tên chị đã đi vào thơ ca, trở thành tên đường, tên trường, tên đoàn, tên đội trên khắp đất nước ta. Đã có nhiều bài hát sống mãi với thế hệ trẻ Việt Nam như bài Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, Chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 02/8/1993.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày chị Võ Thị Sáu hy sinh (23/01/1952-23/01/2024), các thế hệ hôm nay và mai sau nguyện noi theo tấm gương sáng của Chị, phát huy hơn nữa truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, ra sức phấn đấu rèn luyện mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp đổi mới và hội nhập, xây dựng, bảo vệ quê hương “miền Đông gian lao mà anh dũng” nói riêng và cả nước nói chung, góp phần cùng cả nước ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp.
Lê Sơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp