Những yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện Dương Kim Quyên

MSSV 2123102060090

Lớp HK1.

GVHD Ths. Võ Thị Cẩm Tú

BÌNH DƯƠNG, NGÀY 9 THÁNG 11 NĂM 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện Dương Kim Quyên

MSSV 2123102060090

Lớp HK1.

GVHD Ths. Võ Thị Cẩm Tú

I. Một số khái niệm

  1. Hành chính nhà nước là gì Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Hành chính Nhà nước là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp tất cả các yếu tố: Hệ thống thể chế, hệ thống tổ chức, đội ngũ nhân sự làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước và các nguồn lực vật chất cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước.[ CITATION TSN10 l 1033 ]

Hành chính nhà nước trung ương thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chung, vĩ mô dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để thực thi các hoạt động lập quy mang tính hướng dẫn chung cho cả quốc gia thực hiện chi tiết việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật. Đồng thời bảo đảm cho cách quản lý hành chính nhà nước (triển khai thực hiện pháp luật) thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.[ CITATION Tiê22 l 1033 ]

  1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
  • Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính nhà nước bao gồm: Luật, các văn bản pháp quy dưới Luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước do Nhà nước ban hành.

  • Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực thi quyền hành pháp;

  • Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hành chính nhà nước;

  • Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính.[ CITATION Đặn17 l 1033 ]

II. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước Để hoạt động thi hành pháp luật được tiến hành có hiệu lực và hiệu quả , cần có các yếu tố bảo đảm. Trước hết, các hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước này chỉ có thể được thực hiện dựa trên nền tảng của một hành lang pháp lý cụ thể (hệ thống thể chế hành chính nhà nước). Để có thể tiến hành hoạt động quản lý nhà nước , còn cần có một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành bộ máy hành chính nhà nước , một đội ngũ nhân viên làm việc trong bộ máy đó để thực thi công vụ và các nguồn nhân lực vật chất cần thiết để tiến hành hoạt động hành chính bao gồm công sở, công sản và các nguồn lực tài chính khác.[ CITATION PGS20 l 1033 ] Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng. Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính. Cấu trúc của nền hành chính nhà nước có thể mô tả bằng sơ đồ:

Đội ngũ nhân sự

Thể chế của nền hành chính

Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính

Nguồn lực công

tế thị trường và xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị

  • xã hội ở các cấp có phẩm chất, năng lực và uy tín, nhất là cán bộ cấp chiến lược có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.[ CITATION Ngu20 l 1033 ]

Nền hành chính của một quốc gia là một thể thống nhất, một cấu trúc để thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào quản lý đời sống, do đó giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên.[ CITATION GST l 1033 ]

Hằng năm, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã đề ra các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch cải cách hành chính một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành, địa phương xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.[ CITATION LêS21 l 1033 ]

Về thể chế, phải tiến tới xây dựng được một hệ thống thủ tục hành chính rõ ràng, đơn giản, thuận lợi; tính pháp lý cao và có sự minh bạch. Các cơ quan nhà nước phải giải quyết công bằng, dân chủ các yêu cầu của tổ chức và công dân. Mẫu hoá các loại giấy tờ. Thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết các yêu cầu của dân. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân công chức trong giải quyết công việc; Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng.[ CITATION ThS21 l 1033 ]

Về tổ chức bộ máy, trải qua nhiều đợt cải cách, Đảng và Nhà nước vẫn luôn tập trung điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ, chính quyền địa phương. Sắp xếp lại các Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giảm các cơ quan thuộc Chính phủ; định rõ tính chất của tổ chức tư vấn do Thủ tướng thành lập; tách chức năng quản lý toàn ngành với chỉ đạo, điều hành các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ thuộc

Bộ; Cải tiến phương thức và phương pháp làm việc; Thực hiện hiện đại hoá từng bước nền hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính điện tử, điều hành qua mạng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo giữ vững chính trị – xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[ CITATION HồC11 l 1033 ]

Về nguồn lực công, Đảng nhấn mạnh rằng: phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4, cán bộ, công chức ở cơ sở không chỉ nắm vững lý luận chính chính trị, chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải có tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả, tiếp nhận và vận dụng thành quả khoa học công nghệ của nhân loại vào phát triển đất nước. Đồng thời, cán bộ, công chức cơ sở không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.[ CITATION Hữu20 l 1033 ]

Sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước cho thấy, CCHC đã được triển khai đồng bộ và đạt được những bước tiến ở tất cả 6 nội dung: Thể chế; Thủ tục hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Tài chính công và Hiện đại hoá nền hành chính. Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh một cách công khai trong toàn Đảng rằng, “Đảng phải thay đổi, phải đổi mới, đất nước phải tiến hành cải cách nhiều mặt”. Trong nhiều văn kiện chính thức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam nhận định rằng, nếu không cải

Sơn, L. (2021). Ban Nội Chính trung ương. Retrieved from Công tác cải cách hành chính đạt được thành tựu quan trọng: noichinh/tin-tuc-su-kien/tin- trung-uong/202104/cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-dat-duoc-thanh-tuu-quan- trong-309431/

Tạ Ngọc Tấn. (n.). Chương trình đào tạo trung cấp chính trị lý luận – hành chính. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thâm, G. N. (n.). CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM: Thành tựu và các rào cản hiện nay.

ThS. Nguyễn Thị Hoa. (2021). Con số sự kiện. Retrieved from Những quả ngọt sau thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020: consosukien/nhung-qua-ngot-sau-thuc-hien-cai-cach-hanh-chinh-giai- doan-2011-2020

Thừa, T. N. (2022, 9 9). Những nội dung cơ bản của xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Retrieved from Cổng Thông Tin Điện Tử, Sở Nội Vụ Tỉnh Bắc Giang: snv.bacgiang.gov/chi-tiet-tin- tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/nhung-noi-dung-co-ban-cua-xay- dung-nen-hanh-chinh-dan-chu-chuyen-nghiep-hien-ai-tinh-gon-hieu-luc-hieu- qua-co-nang-luc-kien-tao-phat-trien-liem-chinh-

Tiên, L. T. (2022). Luật Minh Khuê. Retrieved from Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước? Các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước?: luatminhkhue/nhung-dac-trung-co-ban-cua-bo-may-hanh-chinh-nha- nuoc-cac-yeu-to-cau-thanh-bo-may-hanh-chinh-nha-nuoc

Tươi, T. D. (2022, 5 6). Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Retrieved from Lý Luận Chính Trị: lyluanchinhtri/home/index.php/thuc-tien/item/4190-xay-dung-nen- hanh-chinh-nha-nuoc-phuc-vu-nhan-dan-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua- dang