- Chi tiết về phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh Thanh Xuân
- Chấp 1 1/4 là sao? Giải thích kèo chấp 1 1/4 chi tiết nhất
- Mẹ bầu mang thai uống cà phê hàng ngày có thể sinh bé nhẹ cân hơn
- Đường đôi là gì? Gặp biển báo hiệu đường đôi, di chuyển thế nào cho đúng luật?
- Bánh chưng bao nhiêu calo? Cách ăn bánh chưng không lo béo
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất thường hay nghe đến cụm từ “giá cả hàng hóa” tuy nhiên về bản chất thực sự của giá cả hàng hóa thì chưa chắc nhiều người đã hiểu được. Là một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, thị trường hàng hóa phái sinh chịu rất nhiều biến động. Trong số đó, yếu tố “giá cả hàng hóa” có ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa này. Vậy, giá cả hàng hóa là gì? Các yếu tố và nhân tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Giá cả hàng hóa
Khái niệm
Giá cả hàng hóa là gì? Mỗi ngày, khi mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại, chợ hay bất cứ cửa hàng nào thì vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất đó chính là giá cả hàng hóa. Với giá đó thì nó có phù hợp với túi tiền của mình hay không? So với chất lượng của hàng hóa thì giá này có phải chăng? Và rất nhiều mối quan tâm khác xoay quanh giá cả hàng hóa mà hầu hết ai cũng phải đắn đo, cân nhắc trước khi mua. Vậy, giá cả hàng hóa là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa và tất cả là những nghiên cứu của những vĩ nhân nổi tiếng được nhân loại công nhận như sau:
– Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa.
– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các các mối hệ trong nền kinh tế quốc dân.
– Quan điểm các Mác: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định.
– Quan điểm của Lê-nin: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định, một đơn vị sử dụng nhất định.
Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa, ngoài những khái niệm trên thì còn có rất nhiều khái niệm khác về giá cả hàng hóa và tùy vào cảm nhận mỗi người để có khái niệm tốt nhất. Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nên bất cứ bên cung hay bên cầu đều muốn có giá cả tốt nhất để cân bằng thị trường.
Mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.
Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hảng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.
Giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó.
Tầm quan trọng của giá cả hàng hóa là gì?
Đối với người mua:
+ Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp, khách hàng thường coi giá của hàng hóa là biểu hiện của chất lượng.
Xem thêm : Ăn há cảo sủi cảo có béo không? Calo trong sủi cảo là bao nhiêu
+ Mặc dù, trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi nhưng giá vẫn có một vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh.
Đối với người bán:
+ Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đế thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
+ Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại.
+ Giá cả là một công cụ cho Marketing có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì đó, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.
Giá cả thị trường hàng hóa được xác định bởi các yếu tố nào?
Xem thêm : Danh sách Top 10 Bài Văn Xuất Sắc Giải Thích ‘Học Học Nữa Học Mãi’ của Lênin (Văn 7)
Giá cả hàng hóa là gì? Có rất nhiều các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh, trong đó một số yếu tố chủ chốt bao gồm:
Thứ nhất, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm; ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.
Thứ hai, giá trị của hàng hóa:
Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.
Thứ ba, giá trị tiền tệ:
Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.
Thứ tư, tác động của các chính sách kinh tế:
Tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.
Cuối cùng, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh:
Sự cạnh tranh càng cao giữa các doanh nghiệp cũng có thể khiến giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…
Tóm lại, giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các trader cần xác định rõ yếu tố nào quan trọng nhất và theo dõi dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp!
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa là gì?
Giá cả hàng hóa là gì? Cùng một sản phẩm nhưng ta có thể thấy lúc có giá này lúc có giá khác. Ví dụ như giá cả thịt heo, trong tết Canh Tý vừa qua thì cả nước sốc trước giá cả thịt heo tăng vọt, bình thường một ký thịt heo khoảng 80.000- 150.000 đồng/kg tùy loại thì tết vừa qua giá thịt heo tăng lên 250.000 – 300.000 đồng/kg. Vì sao có sự thay đổi của giá cả hàng hóa như vậy? Đó là vì giá cả hàng hóa hình thành và vận động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:
– Giá trị của hàng hóa: đây là yếu tố quyết định nhất đến giá cả hàng hóa. Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Nói dễ hiểu là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.
– Giá trị sử dụng của hàng hóa: tức là công dụng của hàng hóa.
– Tiền tệ: nó tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.
– Cầu thị trường: sự cung cấp hàng hóa của nhà sản xuất
– Cung thị trường: nhu cầu thị trường đối với các loại hàng hóa.
– Quan hệ cung cầu: giá cả tăng giảm, thay đổi do mối quan hệ cung cầu: khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa tăng, ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa giảm
– Tác động của các chính sách kinh tế: tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia mà giá cả có thể thay đổi theo từng thời kì để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.
Tầm quan trọng của giá
– Đối với người mua:
+ Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp, khách hàng thường coi giá của hàng hóa là biểu hiện của chất lượng.
Xem thêm : Ăn há cảo sủi cảo có béo không? Calo trong sủi cảo là bao nhiêu
+ Mặc dù, trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi nhưng giá vẫn có một vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh.
– Đối với người bán:
+ Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đế thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
+ Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại.
+ Giá cả là một công cụ cho Marketing có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì đó, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.
Đôi nét về thị trường
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
– Thị trường bao gồm: Tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
– Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường Bất động sản, thị trường du lịch … cũng có một số nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ ví dụ như: Thị trường Bắc, Trung, Nam…
– Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn tới khả năng trao đổi. Trong kinh tế thì thị trường được chiểu rộng hơn là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại:
+ Thị trường hàng hóa – dịch vụ (hay còn gọi là thị trường sản lượng).
+ Thị trường lao động.
+ Thị trường tiền tệ.
– Các biểu hiện của thị trường:
+ Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá.
+ Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian.
+ Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa.
+ Chợ online: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả.
+ Chợ truyền thống: Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận giá của sản phẩm hàng hóa.
– Điều kiện xuất hiện thị trường:
+ Xuất hiện các chủ thể kinh tế độc lập với nhau.
+ Xuất hiện phân công lao động xã hội.
Như vậy, giá cả hàng hóa là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến giá cả, thị trường. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp