1. Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào trong tháng?
Theo hướng dẫn tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động đi làm tại doanh nghiệp hằng tháng sẽ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cơ quan BHXH thông qua doanh nghiệp.
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Bạn đang xem: Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? 1 tháng làm mấy ngày thì phải đóng BHXH?
Theo đó, doanh nghiệp và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.
Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:
– Đóng hằng tháng.
– Đóng 03 tháng/lần.
– Đóng 06 tháng/lần.
Xem thêm : Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà doanh nghiệp lựa chọn.
2. 1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được công ty đóng BHXH?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về số ngày đi làm trong tháng được đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động thì đều được công ty đóng bảo hiểm do thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, nếu trong 01 tháng mà người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014).
Do đó, người lao động chỉ cần nghỉ không lương tối đa không quá 13 ngày làm việc thì đều sẽ được đóng bảo hiểm xã hội.
Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 28 ngày công (tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp) nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 15 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội.
3. Chậm đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không?
Theo khoản 2 Điều 17 Luật BHXH năm 2014, hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.
Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật này, trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như sau:
Xem thêm : Nâng bằng lái xe hạng C lên hạng D cần điều kiện và thủ tục gì?
– Phải đóng đủ số tiền bảo hiểm chậm đóng.
– Bị xử phạt vi phạm hành chính:
Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp do chậm đóng tại thời điểm bị xử phạt nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
– Nộp thêm một khoản tiền lãi trên số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng.
Mức lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.
Nếu doanh nghiệp không đóng tiền bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì người có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm chậm đóng và khoản tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại cho cơ quan BHXH.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào?” Nếu còn vấn đề vướng mắc về bảo hiểm xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp