16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?

Tại mỗi quốc gia, quy định về điều kiện kết hôn lại có những sự khác nhau nhưng đều sẽ có quy định về độ tuổi tối thiểu để có thể kết hôn. Vậy ở Việt Nam 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Kết hôn khi không đủ tuổi bị xử lý như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Kết hôn là gì?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?

Để trả lời câu hỏi 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không thì đầu tiên chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu về điều kiện đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Như vậy, về độ tuổi kết hôn thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được pháp luật cho phép đăng ký kết hôn. Và những trường hợp kết hôn không thỏa mãn các điều kiện nêu trên sẽ là những trường hợp kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Và vì thế, nam ở độ tuổi 16, 17, 18 tuổi sẽ chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Còn nữ khi từ đủ 18 tuổi sẽ được đăng ký kết hôn khi đảm bảo các điều kiện còn lại theo luật định, những trường hợp khi chưa đủ tuổi sẽ được gọi là “tảo hôn”.

Bên cạnh đó, nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì sẽ thực hiện như sau:

– Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

– Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Chưa đủ tuổi vẫn kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tảo hôn là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.

– Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.

– Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Xử lý hành chính:

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Xử lý hình sự:

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trên đây là nội dung bài viết 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Mọi thắc mắc có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn hoặc các vấn đề pháp luật khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn: 1900.6557