Không chỉ là món ăn quen thuộc của miền quê, bông so đũa còn được sử dụng như một vị thuốc quý trong đông y.
Bông so đũa được dùng để chế biến món gì? Giá trị dinh dưỡng ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến so đũa.
Bạn đang xem: Từ món bông so đũa ngon miệng đến vị thuốc quý đa tác dụng
So đũa hay điền thanh hoa lớn, còn có tên khoa học là Sesbania grandiflora Pers, đồng nghĩa Aeschynomene grandiflora, là một cây nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Người ta tin nó có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm. Ở Việt Nam, cây so đũa thường được trồng nhiều ở miền Nam với mục đích chủ yếu là làm cảnh, đồng thời lấy hoa, lá non, quả non làm thực phẩm.
Cây so đũa được xếp vào họ cây thân gỗ cao. Câu thường có lá kép lông chim gồm nhiều lá hình bầu dục nhỏ hợp thành. Quả trông giống như những hạt đậu xanh mỏng, dẹt, dài, có thể phát triển mạnh khi tiếp xúc hoàn toàn với ánh sáng mặt trời và nhạy cảm với sương giá. Bông so đũa có vẻ ngoài gần giống hoa điên điển, nhưng to hơn và có nhiều màu từ vàng, trắng, xanh lam đến đỏ. Hoa màu đỏ và trắng được dùng làm rau trong khi màu vàng và màu xanh chủ yếu được dùng làm thuốc. Nhóm lá đỏ giàu dinh dưỡng hơn vì nó chứa nhiều hợp chất phenolic. Trong khi nhóm hoa trắng chủ yếu được ưa thích hơn vì nó ít đắng hơn.
Bông so đũa màu trắng thường được nhiều người biết đến hơn các màu còn lại
Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon, với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, bông so đũa còn được sử dụng để tăng cường sức khoẻ trong một số bài thuốc đông y. Trong so đũa chứa hàm lượng cao protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt so đũa chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lá cây so đũa chứa 8 g protein với tất cả 8 loại axit amin thiết yếu và một lượng đáng kinh ngạc 1130mg canxi. Hạt chứa các chất bảo vệ hóa học mạnh mẽ như leucocyanidin và cyanidin. Bên cạnh đó, hạt cũng chứa Saponin và Sesbanimide có đặc tính kháng khuẩn và kháng khuẩn mạnh và giải độc hệ thống. Thành phần sắc tố Agathin trong bông màu đỏ và Xan thoagathin bông vàng cũng góp phần ức chế gốc tự do gây hại cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và gián tiếp giúp cơ thể phòng ngừa ung thư.
>>> Xem thêm: Hé mở những bí mật ít người biết về bông súng
Xem thêm : Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào sau?
Lá cây so đũa thấm đẫm chất chống ôxy hóa mạnh bảo vệ màng tế bào chống lại quá trình ôxy hóa gốc tự do, đồng thời chống lại các gốc hydroxy tự do và ngăn ngừa tổn thương DNA. Bằng chứng cho thấy lá cây so đũa có thể nâng cao mức kẽm, selen và magiê trong máu và làm giảm các hợp chất có hại như glutathione reductase, glutathione S transferase. Hơn nữa, lá cây so đũa còn có tác dụng điều hòa miễn dịch.
Sự phong phú của cysteine và cystin trong cây so đũa được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và chống ôxy hóa, loại bỏ các tác hại của các gốc tự do. Tác dụng chống nấm của so đũa giúp chống lại nấm Candida albicans và Aspergillus Niger. Lá và bông so đũa có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại E. coli, Staphylococcus aureus.
Thường xuyên bổ sung loại cây kỳ diệu này trong chế độ ăn uống có lợi cho tất cả bệnh nhân tiểu đường trong việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương của tuyến tụy và kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến. Cây so đũa cũng có khả năng làm giảm mức cholesterol, chất béo trung tính và duy trì thành phần lipid. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung lá cây so đũa hoặc chiết xuất từ lá có thể ổn định đáng kể mức HbA1C.
Bổ sung so đũa trong khẩu phần ăn có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả
Loại cây đáng kinh ngạc này có đặc tính chống ôxy hóa mạnh ngăn chặn quá trình peroxy hóa lipid và cản trở sự phát triển của các tế bào khối u. Những bông hoa được biết đến là có tác dụng chống lại tế bào ung thư phổi và ngăn ngừa và điều trị ung thư ruột kết.
Hàm lượng canxi, sắt và vitamin dồi dào trong lá so đũa có giá trị trong việc bồi bổ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương và viêm khớp ở người lớn tuổi. Thường xuyên bổ sung loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này sẽ ngăn ngừa xương dễ gãy, cải thiện mật độ khoáng chất của xương và hỗ trợ sức khỏe của xương.
Nếu xét về vị thuốc đông y, bông so đũa có tính vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Vỏ cây so đũa có vị đắng, hơi chát. Sử dụng vỏ cây giúp nhuận tràng, tăng cường lưu thông máu và kích thích tiêu hoá. Với những người bị thiếu máu và tăng cường sức khoẻ, hạt và quả so đũa có thể mang lại nhiều lợi ích.
Cây so đũa còn là vị thuốc chủ trị của một số vấn đề sức khoẻ như đau nhức, viêm phế quản, bệnh quáng gà, bệnh phong, động kinh, nhiễm giun sán, bệnh gout, vàng da, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, cảm cúm, ghẻ lở, viêm ruột, đậu mùa… Sử dụng nước ép lấy từ lá do đũa cũng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị sỏi thận, chống viêm và chống oxy hóa.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các công thức món ngon và bài thuốc từ bông điên điển
Xem thêm : Báo cáo tài chính là gì? Các loại báo cáo tài chính phổ biến
Lấy 40g so đũa cắt mỏng, phơi khô, sau đó ngâm trong 1 lít rượu ngon từ 15-30 ngày. Mỗi ngày trước bữa cơm có thể uống từ 15-30ml để giúp cơ thể khoẻ mạnh, khí huyết lưu thông và tăng cường hệ tiêu hoá.
Với những người bị đau răng hoặc viêm họng có thể ngậm một ít vỏ cây so đũa với muối trong khoảng 5-10 phút. Mỗi ngày ngậm khoảng 2-3 lần sẽ thấy đỡ đau hơn.
Không chỉ dùng để nấu ăn, so đũa còn là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y
Rễ cây mài nhuyễn thành bột, trộn với nước và dùng để massage lên vùng khớp xưng đau có thể giảm đau hiệu quả.
Những người bị lang ben thường dùng lá so đũa rửa sạch, để ráo nước sau đó chà xát lên vùng da bị bệnh trong 30 phút. Sau đó rửa lại vùng da với nước sạch. Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi khỏi.
Rễ cây so đũa tươi có thể giã nát, thêm nước sau đó lọc xác rồi uống dùng để chữa ho rất tốt. Nếu bị ho có đờm, bạn có thể pha thêm mật ong sẽ giúp long đờm, giảm ho.
So đũa không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn có công dụng bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. Vì vậy, bạn có thể tận dụng thảo dược này để chữa trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng thôi vẫn chưa đủ. Bạn cũng nên duy trì một chế độ tập luyện phù hợp nữa nhé.
Nguồn tham khảo
Agathi Leaves :5 Incredible Health Benefits Of This Nutrient Dense Green Vegetable https://www.netmeds.com/health-library/post/agathi-leaves-5-incredible-health-benefits-of-this-nutrient-dense-green-vegetable Ngày truy cập 02/03/2021
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 06:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024