I. Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự
1. Hệ thống nhà trường quân đội
a) Các Học viện
1. Học viện Quốc phòng
2. Học viện Lục quân
3. Học viện Chính trị
4. Học viện Hậu cần
Toàn cảnh học viện Hậu cần
5. Học viện Kĩ thuật quân sự
6. Học viện Quân y
7. Học viện Khoa học quân sự
8. Học viện Hải quân
9. Học viện Phòng không – Không quân
10. Học viện Biên phòng.
b) Các trường Sĩ quan, trường Đại học, Cao đẳng
1. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1)
2. Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2)
3. Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị)
4. Trường Sĩ quan Pháo binh
5. Trường Sĩ quan Công binh
6. Trường Sĩ quan Thông tin
7. Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp
8. Trường Sĩ quan Đặc công
9. Trường Sĩ quan Phòng hoá
10. Trường Sĩ quan Không quân
11. Trường Đại học Văn hoá – Nghệ thuật quân đội
12. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự).
c) Ngoài các trường nêu trên, hệ thống các trường trong quân đội còn có các trường quân sự quân khu, quân đoàn, tỉnh, thành phố ; các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
– Hằng năm, một số trường quân đội có tuyển sinh nguồn từ thanh niên, học sinh, được Bộ Quốc phòng thông báo trong thông tư về tuyển sinh quân sự.
– Thí sinh có nguyện vọng dự thi vào các trường quân đội sẽ liên hệ với ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nơi có hộ khẩu thường trú) và tìm hiểu thông tin chi tiết trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đăng” hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.
2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học trong các trường quân đội
a) Đối tượng tuyển sinh
– Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp:
+ Có từ 6 tháng tuổi quân trở lên;
+ Công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 12 tháng trở lên (tính đến thời điểm dự thi tuyển).
+ Bộ Quốc phòng sẽ phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị.
– Nam thanh niên ngoài quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng kí dự thi không hạn chế.
– Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân :
+ Tuyển sinh vào đào tạo dược sĩ, bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự, kĩ sư quân sự ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông tại Học viện Kĩ thuật quân sự.
+ Số lượng tuyển sinh hằng năm Bộ Quốc phòng có quy định cụ thể.
b) Tiêu chuẩn tuyển sinh
Thí sinh trúng tuyển là những người có đủ các tiêu chuẩn sau :
– Tự nguyện đăng kí dự thi; khi trúng tuyển, chấp hành sự phân công ngành học của trường; khi tốt nghiệp, chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng.
– Có lí lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng; đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; đủ tiêu chuẩn để đưa vào đội ngũ sĩ quan quân đội. Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; riêng quân nhân phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ.
– Về văn hoá : Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc bổ túc Trung học phổ thông, thi tuyển sinh đủ điểm quy định vào trường dự thi.
– Về sức khoẻ : Thực hiện theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của Liên cục Quân y – Nhà trường về tuyển chọn sức khoẻ tuyển sinh quân sự hằng năm.
Kiểm tra sức khỏe cho các thí sinh dự tuyển thi trường quân đội
c) Tổ chức tuyển sinh quân sự
– Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự
+ Hội đồng tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng ban hành thông tự tuyển sinh và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, quy định chỉ tiêu, phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự của năm đó.
+ Tất cả các thí sinh muốn dự thi vào các trường quân đội đều phải qua sơ tuyển tại hội đồng tuyển sinh quân sự địa phương.
– Môn thi, nội dung và hình thức thi: được thông báo chi tiết trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Các mốc thời gian tuyển sinh quân sự: các mốc thời gian đăng kí dự thi ; thời gian thi tuyển sinh ; thông báo kết quả, gọi nhập học theo quy định chung của Nhà nước.
– Chính sách tru tiên trong tuyển sinh quân sự: Thí sinh thi vào các trường quân đội được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định chung của Nhà nước.
– Dự bị đại học: Bộ Quốc phòng tổ chức các lớp đào tạo dự bị đại học theo quy chế tuyển sinh dự bị đại học của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng chính sách như :
+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số
+ Thí sinh ở các tỉnh phía Nam
+ Quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo.
Xem thêm : Giải đáp: Trứng gà công nghiệp ăn chay được không?
– Một số quy định chung
+ Bộ Quốc phòng cấp quân trang, tiền ăn, phụ cấp theo chế độ quy định.
+ trường.
+ Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan và phải nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng.
II. Nhà trường công an và tuyển sinh đào tạo
1. Hệ thống nhà trường Công an
– Công an nhân dân có ba học viện đào tạo đại học :
+ Học viện An ninh nhân dân
+ Học viện Cảnh sát nhân dân
+ Học viện Tình báo
– Bốn trường đại học :
+ Trường Đại học An ninh nhân dân
+ Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
+ Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy
+ Trường Đại học Kĩ thuật – Hậu cần.
Đại học an ninh nhân dân
Đại học cảnh sát nhân dân
– Các trường khác trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân bao gồm :
+ Trường Trung cấp An ninh I và II;
+ Trường Trung cấp Cảnh sát I, II, III và VI;
+ Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang,
+ Trường Trung cấp Cảnh sát giao thông;
+ Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ công an nhân dân ;
+ Trường Văn hoá I, II, III.
– Có 3 trung tâm bồi dưỡng của các tổng cục ; 63 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.
2. Tuyển sinh và đào tạo đại học trong các trường công an nhân dân
a) Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn
– Mục tiêu : Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn. Quá trình tuyển chọn phải thực hiện đúng quy chế dân chủ.
– Nguyên tắc tuyển chọn : Hằng năm, căn cứ vào tổng biên chế của Công an nhân dân đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
b) Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào Công an nhân dân
– Trung thành với Tổ quốc ; có lí lịch bản thân và gia đình rõ ràng ; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt ; có sức khoẻ, trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp với công tác công an ; có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng công an.
– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân đối với từng lực lượng, từng vùng miền và từng thời kì cụ thể.
Lưu ý:
– Tất cả thí sinh dự thi vào học viện, trường đại học công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú.
– Về tuổi đời (tính đến năm dự thi) : Học sinh Trung học phổ thông hoặc bổ túc Trung học phổ thông không quá 20 tuổi ; học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.
– Việc sơ tuyển học sinh nữ do Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có chỉ tiêu tuyển sinh quy định.
– Những thí sinh không trúng tuyển vào các học viện, trường công an được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định chung.
c) Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào Công an nhân dân
– Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, nhà trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an.
– Việc tuyển chọn sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo các chuyên ngành phù hợp tại các trường Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
d) Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân
– Ưu tiên tuyển chọn công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân.
– Bộ Công an có kế hoạch tuyển chọn, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, nghiệp vụ pháp luật phù hợp với yêu cầu công tác của Công an nhân dân.
e) Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân
– Bộ Công an được chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đến các cơ sở giáo dục ngoài Công an để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công tác ở trong ngành công an. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu quan có quy định cụ thể về thủ tục chọn cử học sinh, sinh viên và cán bộ Công an nhân dân đến đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân.
Câu 1. Ở Việt Nam, hiện có bao nhiêu học viện thuộc hệ thống nhà trường quân đội?
A. 08 học viện.
B. 09 học viện.
C. 10 học viện.
D. 11 học viện.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 2. Ở Việt Nam, học viện nào dưới đây không thuộc hệ thống nhà trường quân đội?
A. Học viện Quốc phòng.
B. Học viện Lục quân.
C. Học viện Hải quân.
D. Học viện cảnh sát.
Trả lời:
Xem thêm : Cách xác minh dịch vụ Viettel và hủy gói cước
Đáp án: D
Câu 3. Trường Sĩ quan Lục quân 1 còn được gọi là
A. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
B. Trường Đại học Nguyễn Huệ.
C. Trường Đại học Chính trị.
D. Trường Sĩ quan kĩ thuật – quân sự.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 4. Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là
A. Trường Sĩ quan Lục quân 1.
B. Trường Sĩ quan Lục quân 2.
C. Trường Sĩ quan Pháo binh.
D. Trường Sĩ quan Đặc công.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 5. Trường Sĩ quan kĩ thuật – quân sự còn được gọi là
A. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
B. Trường Đại học Nguyễn Huệ.
C. Trường Đại học Chính trị.
D. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Trả lời:
Xem thêm : Cách xác minh dịch vụ Viettel và hủy gói cước
Đáp án: D
Câu 6. Đối tượng tuyển sinh trong các trường quân đội không bao gồm đối tượng nào dưới đây?
A. Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ có từ 06 tháng tuổi quân trở lên.
B. Nam thanh niên ngoài quân đội (số lượng đăng khí dự thi không hạn chế).
C. Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân (số lượng có quy định cụ thể).
D. Công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 06 tháng trở lên.
Trả lời:
Xem thêm : Cách xác minh dịch vụ Viettel và hủy gói cước
Đáp án: D
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn trúng tuyển vào các trường quân đội ở Việt Nam?
A. Có lí lịch chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng; đủ điều kiện để kết nạp Đảng.
B. Tốt nghiệp THPT/ bổ túc THPT, thi tuyển sinh đủ điểm quy định vào trường thi.
C. Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Thí sinh (xét tuyển học bạ), có điểm trung bình năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
Trả lời:
Xem thêm : Cách xác minh dịch vụ Viettel và hủy gói cước
Đáp án: D
Câu 8. Đối tượng nào dưới đây không được tham gia các lớp dự bị đại học do Bộ Quốc phòng tổ chức?
A. Thí sinh là người dân tộc thiểu số.
B. Thí sinh ở các tỉnh phía Bắc.
C. Quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo.
D. Thí sinh ở các tỉnh phía Nam.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 9. Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu học viện đào tạo đại học thuộc hệ thống trường công an nhân dân?
A. 01 học viện.
B. 02 học viện.
C. 03 học viện.
D. 04 học viện.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 10. Học viện nào dưới đây không thuộc hệ thống trường công an nhân dân?
A. Học viện an ninh nhân dân.
B. Học viện cảnh sát nhân dân.
C. Học viện khoa học quân sự.
D. Học viện tình báo.
Trả lời:
Xem thêm : Cách xác minh dịch vụ Viettel và hủy gói cước
Đáp án: D
Xem thêm các bài Lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 12 hay khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/04/2024 01:00
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024