Theo truyền thuyết xưa kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định công, đoạt tội. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành trọng thể.
Năm 2023, ngày 23 tháng 12 âm lịch rơi vào thứ Bảy ngày 14/1/2023 dương lịch. Các gia đình có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt là Táo quân sẽ có mặt trên Thiên đình vào giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, bạn hãy cố gắng hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp.
Bạn đang xem: Cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ nhất năm 2023
Cần chuẩn bị những gì cho Lễ cúng ông Công ông Táo?
Theo dân gian, mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới sung túc, đầy đủ.
Đồ cúng ông Công ông Táo gồm:
Mũ ông Táo 3 chiếc: Hai chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và một chiếc cho Táo bà không có phần cánh chuồn.
Quần áo giấy cho Táo: Hai bộ cho nam, một bộ cho nữ.
Hài Táo quân: Hai đôi hài nam, một đôi hài nữ.
Trái cây tươi, cau trầu tươi, hương, nến, rượu nếp hoặc trà, giấy tiền, vàng mã.
Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo dân gian thường gồm:
Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
Xem thêm : Rằm tháng Giêng: Phóng sinh đúng cách giúp bảo vệ hệ sinh thái
1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò
1 đĩa chả rán, thịt đông
1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
1 đĩa trái cây
1 ấm trà sen, 3 chén rượu
Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.
Ngoài ra, cá chép là lễ vật không thể thiếu đối trong lễ cúng ông Công ông Táo vì đây là phương tiện để ông Táo lên trời. Nhiều gia đình có thể dùng 3 “ông” cá chép sống hoặc thay cá chép sống bằng món xôi gấc tạo hình cá chép, cũng có thể dùng cá chép giấy đều được, tùy theo phong tục vùng miền và quan niệm của từng nhà.
Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.
Theo đó, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống. Khi thắp hương xong, gia chủ sẽ mang cá thả ra sông.
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Xem thêm : Công thức tính diện tích tam giác đều cạnh a đầy đủ, chi tiết
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con là: … Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những điều gia chủ cần lưu ý:
Cần tiến hành cúng lễ trước giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.
Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.
Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp.
Chờ nhang cháy 1/3, ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần, hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù. Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp