Categories: Tổng hợp

Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không và mức đóng là bao nhiêu?

Published by

Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không? Và nếu phải chịu thì mức thuế giá trị gia tăng cần phải đóng là bao nhiêu? Cùng Bao Tin làm rõ vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây:

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và có khả năng phát triển mạnh mẽ. Pháp luật quy định thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong hoạt động đào tạo sẽ có một số khác biệt so với các ngành nghề khác.

1. Khái niệm về Thuế giá trị gia tăng ( GTGT) ?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất sang lưu thông và đến quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.

>>Xem chi tiết bảng giá dịch vụ kế toán tại Bảo Tín<<

2. Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không?

Hoạt động giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

Trả lời cho câu hỏi “ Dịch vụ đào tạo có cần phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần căn cứ theo điều luật 5, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng. Tại Luật thuế giá trị gia tăng Khoản 13 Điều 5 có quy định:” Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng không cần phải chịu thuế giá trị gia tăng.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 13 điều 4 theo Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn về hoạt động dạy học, dạy nghề là các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

  • Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả tin học, ngoại ngữ, dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
  • Đối với trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền đưa đón vận chuyển học sinh và các khoản thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ cũng thuộc đối tượng không phải chịu thuế.
  • Khoản thu về việc ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên, hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ( GTGT). Đối với trường hợp cơ sở đào đạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp các dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Cùng với đó, cũng tại Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư sẽ không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như:
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đó mua vào để sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động như tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc sản xuất trong ngày đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

Tham khảo: Dịch vụ kế toán

3. Về vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau

Theo Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì? Cách tính chi tiết

* Lưu ý: Để được ưu đãi như trên thì Doanh nghiệp phải có giấy phép con được cơ quan ban ngành có thẩm quyền như Sở Giáo Dục, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội… chấp thuận và cấp phép.

Từ những thông tin phía trên bài viết chúng ta có thể nhận thấy được rằng: Dịch vụ đào tạo không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng và không được khấu trừ thuế đầu vào theo các căn cứ pháp lý trên.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực Kế toán – thuế thì hãy liên hệ công ty dịch vụ kế toán Bảo Tín để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.

This post was last modified on 03/04/2024 12:48

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago