Giá vốn hàng bán là một thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office tìm hiểu giá vốn hàng bán là gì, các thành phần và công thức tính giá vốn hàng bán đúng chuẩn.
Giá vốn hàng bán (COGS) là tất cả những chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm đã được tiêu thụ trong một kỳ kế toán. Nó bao gồm các chi phí để đưa sản phẩm từ trạng thái nguyên liệu thô đến trạng thái thành phẩm.
Bạn đang xem: Giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính giá vốn đúng chuẩn
Hoặc hiểu theo cách khác, giá vốn hàng bán là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất hàng hóa để bán ra. Nguồn vốn này bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,…
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, nhà quản trị cần phải tính toán vốn hàng bán một cách chính xác để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp
Tùy vào hình thức kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách phân loại giá vốn hàng bán khác nhau:
Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là hai thành phần chính cấu thành giá vốn hàng bán. Chi phí sản xuất chung và chi phí mua hàng có thể được phân bổ cho từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể hoặc phân bổ theo một tỷ lệ nhất định.
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán là một trong những chỉ số để xác định lợi nhuận kinh doanh. Khi chỉ số này càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Do đó, doanh nghiệp cần có các biện pháp để giảm giá vốn hàng bán, như tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu với giá cả cạnh tranh hơn, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất chung,…
Chỉ số COGS còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu giá bán ra thị trường thấp hơn vốn hàng bán thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì vậy giá bán sản phẩm, dịch vụ cần phải cao hơn giá vốn hàng bán để doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận.
Ngoài ra, giá vốn hàng bán là một yếu tố cần được xem xét khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Chẳng hạn như quyết định sản xuất, quyết định mua bán hay quyết định giá bán,… nhằm đảm bảo tính khả thi và lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp mà công thức giá vốn hàng bán sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, giá vốn hàng bán sẽ áp dụng theo 3 công thức phổ biến dưới đây:
Phương pháp FIFO (First in, First out) là công thức tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên với số lượng tương ứng. Trong trường hợp không đủ thì sẽ lấy giá kế tiếp theo thứ tự. Công thức nhập trước xuất trước – FIFO được tính như sau:
Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên
Phương pháp FIFO thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chẳng hạn như thực phẩm, đồ uống,… Ưu điểm, nhược điểm của cách tính FIFO này như sau:
Xem thêm : 1 cốc chè thập cẩm bao nhiêu calo? Ăn có tăng cân không?
Ưu điểm Nhược điểm – Thể hiện chính xác giá trị thực tế của hàng hóa đã được bán. – Kiểm soát cụ thể số lượng hàng hóa mỗi lần xuất hàng. – Có thể dự báo trước dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên. – Có thể không phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ nếu giá cả biến động mạnh. – Việc tính toán các chi phí cách thời điểm hiện tại một khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu
Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực giày da có:
Giá vốn hàng bán của 150 sản phẩm được bán ra được xác định bằng công thức như sau: (100.000 x 100) + (120.000 x 50) = 16.000.000 đồng.
Phương pháp LIFO (Last in, First out) là công thức tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho gần nhất, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô trước đó. Do đó, sử dụng công thức LIFO sẽ giúp nhà quản trị phản ánh chính xác giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
Công thức nhập sau xuất trước – LIFO được xác định như sau:
Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho cuối cùng
Phương pháp LIFO phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất có mặt hàng thay đổi mẫu mã thường xuyên hoặc sản phẩm có thời hạn sử dụng dài,… Bởi những sản phẩm có thời hạn sử dụng dài thường có giá trị cao và giá cả biến động chậm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả.
Ưu điểm Nhược điểm – Giảm thiểu tác động của lạm phát đến giá vốn hàng bán. – Giá của bảng cân đối kế toán sát với thị trường, chi phí dùng để mua hàng sát với giá vốn thực tế khi xuất kho. – Giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ có thể không tương thích với giá thị trường – Có thể không phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ nếu giá cả biến động mạnh.
Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực giày da có:
Áp dụng phương pháp LIFO, giá vốn hàng bán của 30 sản phẩm xuất kho được tính như sau: (20 x 100.000) + (10 x 110.000) = 3.100.000 đồng.
Phương pháp bình quân gia truyền là công thức tính giá vốn hàng bán dựa trên tỷ lệ giữa tổng giá trị nhập kho so với tổng tồn trước và sau nhập. Hiện nay, đây là công thức rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng.
Theo phương pháp này, giá vốn hàng bán được xác định theo giá trung bình của tất cả các sản phẩm, hàng hóa tồn kho tại thời điểm bán và được áp dụng theo công thức sau:
Giá vốn hàng bán bình quân = Tổng giá trị kho trước nhập + Tổng giá trị kho khi nhập mới Tổng số lượng tồn kho trước và sau nhập
Xem thêm : Ăn sữa chua buổi sáng có tốt không
Công thức tính bình quân gia quyền phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm có giá cả ổn định, không biến động mạnh trong kỳ. Chẳng hạn như sản phẩm điện tử, điện lạnh,… nhằm phản ánh chính xác giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa tồn kho.
Ưu nhược điểm của phương pháp này, bao gồm:
Ưu điểm Nhược điểm – Đơn giản, dễ tính toán. – Giá vốn hàng bán có thể được dự báo trước dựa trên giá trung bình của hàng tồn kho. – Chưa linh động thời gian cho kế toán do phải tính theo kỳ
Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực giày da có:
Ta có:
1. Giá trung bình của hàng tồn kho được xác định như sau: (100 x 100.000 + 50 x 120.000) / (100 + 50) = 108.000 đồng/sản phẩm
2. Giá vốn hàng bán của 150 sản phẩm được bán ra: 108.000 x 150 = 16.200.000 đồng.
Tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) là tài khoản kế toán dùng để phản ánh tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ đã được bán ra trong kỳ. Bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí thu mua, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hàng hóa, dịch vụ đã bán ra.
Giá vốn hàng bán là một khoản chi phí, không phải là tài sản. Giá vốn hàng bán là một khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Giá vốn hàng bán tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là một số nguyên nhân làm vốn bán hàng tăng:
Giá vốn hàng bán giảm sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể là:
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn giá vốn hàng bán là gì, công thức tính giá vốn chính xác mà 1Office đã chia sẻ. Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của giá vốn hàng bán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp để quản lý quy trình mua hàng và bán hàng.
Một trong số đó, phần mềm 1Office CRM là một trong những giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát quy trình mua hàng – bán hàng hiệu quả nhất hiện nay. Tự hào là phần mềm được hơn 5.000 doanh nghiệp đang sử dụng, 1Office đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp quản lý mọi nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh vượt trội.
Nhận bản demo tính năng miễn phí
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 17:44
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024