Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), khi đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian tham gia, người lao động (NLĐ) được hưởng lương hưu hàng tháng – là nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống khi về già. Bên cạnh đó, người về hưu còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe, với mức đóng hàng tháng từ quỹ BHXH bằng 4,5% mức lương hưu. Đặc biệt, mức hưởng quyền lợi BHYT với người hưởng lương hưu rất cao, lên tới 95% chi phí khám, chữa bệnh (KCB) – cao hơn mức hưởng trung bình 80% của người tham gia BHYT theo hộ gia đình đang được áp dụng theo luật định.
Có thể thấy, một công dân tham gia BHXH đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu thì khi về già quyền lợi được hưởng rất lớn.
Bạn đang xem: Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí suốt thời gian hưởng lương hưu
Xem thêm : Giải mã ý nghĩa màu nâu trong cuộc sống, phong thủy, tình yêu
Bà Lý Hoàng Minh – Phó Trưởng phòng Hưu trí, Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho biết, trong giai đoạn tuổi già, nguy cơ đối mặt nhiều hơn với ốm đau, bệnh tật, nên việc được chia sẻ phần lớn nguồn kinh phí KCB từ quỹ BHYT sẽ giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình. Thực tế, cơ quan BHXH đã chi trả chi phí KCB BHYT hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng cho những người hưởng lương hưu bị mắc bệnh hiểm nghèo, nan y, bởi lứa tuổi này thường dễ gặp các vấn đề bất trắc về sức khỏe. Không những thế trong thời gian hưởng lương hưu, người hưởng lương hưu không may qua đời thì thân nhân của họ còn được hưởng chế độ tử tuất với nhiều quyền lợi.
Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, mức hưởng lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng BHXH, thời gian đóng BHXH. Có nghĩa là mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn. Khi tính mức hưởng lương hưu, tiền lương đã đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu của NLĐ đều được điều chỉnh như sau: đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016.
Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi và NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 theo hướng: giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn, được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH; tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút, tạo điều kiện để người dân tham gia BHXH tự nguyện…
Xem thêm : Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bà Lý Hoàng Minh cho biết, hiện cơ quan BHXH đang thực hiện chi trả cho khoảng gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu trên cả nước, với số tiền hưởng gần 14.475 tỷ đồng/tháng. Với số liệu trên, theo tính toán, mức hưởng lương hưu trung bình hiện nay vào khoảng 5,4 triệu đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân của người dân năm 2021 (4,2 triệu đồng/tháng). Điều này cho thấy, lương hưu là mức thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho người hưởng.
Cũng theo bà Minh, mức hưởng lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu, mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 22 lần điều chỉnh lương hưu và trong 2 năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng lương hưu vẫn được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1/1/2022. Đối với người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995, nếu sau khi được điều chỉnh tăng theo mức chung 7,4%, nhưng mức lương hưu thuộc các trường hợp thấp thì lại tiếp tục được điều chỉnh.
Cụ thể, lương hưu được tăng thêm 200 nghìn đồng với những người có mức hưởng thấp hơn 2,3 triệu đồng/tháng; tăng lên 2,5 triệu đồng với những người có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/tháng. Điều đó càng minh chứng rõ nét chính sách của Nhà nước ta rất quan tâm đến thu nhập của người hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách pháp luật BHXH, BHYT cũng ngày càng được hoàn thiện. Thời gian tới, dự kiến Luật BHXH sẽ được sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Việc sửa đổi chính sách BHXH theo tinh thần này sẽ góp phần tăng mức độ hấp dẫn của chính sách BHXH (trong đó có BHXH tự nguyện) NLĐ sẽ có thêm động lực tiếp tục bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững cho NLĐ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/01/2024 23:48
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024