Categories: Tổng hợp

Tác hại khi lạm dụng atiso

Published by

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), một loại dược liệu có chiều cao từ 1m trở lên, lá và thân lông trắng. Phiến lá có khía sâu và gai, độ rộng lớn, mọc cách. Hoa cây mọc thành cụm hình đầu có màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt. Cụm hoa được bao ngoài bởi lá bắc dày và nhọn.

Atiso là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, phần lớn các bộ phận trên cây đều được dùng làm thuốc:

  • Lá cây: Thường được thu hái vào 3 giai đoạn gồm năm đầu tiên của thời kỳ sinh trưởng, lúc cây chưa ra hoa và thời điểm trước tết âm lịch một tháng. Sau khi thu hái lá được phơi hoặc sấy khô;
  • Thân và rễ cây: Được dùng làm thuốc trong Y Học Cổ Truyền;
  • Lá bắc và đế hoa có thể ăn được nên thường được dùng làm thức ăn.

Vậy atiso có tác dụng gì? Phần lớn các bộ phận của atiso đều được sử dụng trong đời sống và y học, chính vì vậy đây là loại dược liệu có nhiều công dụng, bao gồm như sau:

  • Thải trừ các chất độc trong gan, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua…
  • Phòng chống xơ vữa động mạch, chống tăng cholesterol máuchứng khó tiêu;
  • Lá atiso vị đắng có công dụng lợi tiểu nên được sử dụng trong điều trị phù, thấp khớp;
  • Hoa atiso có công dụng tăng sự thèm ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, điều trị triệu chứng khó tiêu ở dạ dày;
  • Cụm hoa được sử dụng trong chế độ ăn kiêng ở người bệnh đái tháo đường vì chứa ít tinh bột và nhiều carbonhydrate inulin.

Atiso sử dụng trong điều trị có thể ở nhiều dạng khác nhau như cao mềm, cao khô, cao lỏng, viên bao, nước sắc và trà:

  • Sắc lấy nước: Dùng lá atiso khô hoặc tươi đem sắc hoặc nấu thành dạng cao lỏng (5 – 10%), dùng uống với liều lượng 2 – 10g mỗi ngày.
  • Nấu để ăn: Loại bỏ cánh hoa, đem bào phần lõi đến khi phần tim hoa có màu xanh lá sáng. Phần tim hoa lấy được đem chiên, nướng, hấp hoặc làm nước sốt… tạo thành món ăn theo sở thích.
  • Trà atiso: Nhiều loại trà túi bào chế từ atiso giúp tăng độ tiện lợi khi sử dụng, bạn chỉ cần ngâm túi trà vào nước nóng là có thể sử dụng được.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà liều lượng atiso sử dụng là khác nhau, chẳng hạn như liều lượng dùng điều trị chứng ợ hơi, ợ nóng khoảng từ 320 – 640mg lá atiso mỗi ngày 3 lần. Liều lượng dùng điều trị tăng cholesterol máu khoảng từ 1.800 – 19.320mg chiết xuất atiso mỗi ngày 2 lần. Một số chế phẩm bào chế từ atiso chỉ giữ lại hoạt chất cynarin và liều lượng khi dùng dạng bào chế này khoảng từ 60 – 1500mg mỗi ngày.

This post was last modified on 18/02/2024 21:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago