Sơ yếu lý lịch được hiểu là tờ khai tổng quan về thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh,quan hệ nhân thân và những thông tin khác như quá trình học tập, làm việc…
Sơ yếu lý lịch được sử dụng trong các hoạt động như xin việc làm, nhập học hoặc trong một số thủ tục hành chính,…
Bạn đang xem: Chứng thực sơ yếu lý lịch cần mang theo những giấy tờ gì? Có bắt buộc chứng thực tại nơi thường trú không?
Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
…
Theo đó, chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Như vậy, về bản chất thì chứng thực sơ yếu lý lịch chính là chứng thực chữ ký.
Chứng thực sơ yếu lý lịch cần mang theo những giấy tờ gì? Có bắt buộc chứng thực tại nơi thường trú không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Xem thêm : Cách làm mì tôm xào bắp cải, trứng đơn giản, ngon miệng
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
…
Chiếu theo quy định này thì người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Sơ yếu lý lịch.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Xem thêm : Top 13 đặc sản Hòa Bình ăn ngon và có thể mua về làm quà
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
…
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Quy định này có nêu, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch không bắt buộc phải thực hiện tại nơi thường trú mà có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm nào có thẩm quyền chứng thực chữ ký được quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.
Theo đó, có hai trường hợp như sau:
Trương hợp 01: Việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch trước 15 giờ thì thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày.
Trương hợp 02: Việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch sau 15 giờ thì phải trả kết quả thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch vào ngày hôm sau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/04/2024 22:42
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024