Công dụng của hành tím với sức khỏe như thế nào có lẽ là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bởi, đây là nguyên liệu phổ biến thường được dùng để chế biến món ăn của người Việt. Liệu, ngoài tác dụng để gia tăng độ thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn thì hành tím còn đem lại những lợi ích như thế nào cho sức khỏe. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Hành tím là gì, có đặc điểm ra sao?
Trước khi đi vào tìm hiểu công dụng của hành tím thì hãy cùng điểm qua một vài thông tin cần biết về nguyên liệu này.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về công dụng của hành tím với sức khỏe
Hành tím là loài cây thân thảo, thường có hai loại là củ to tròn và củ nhỏ dài. Khi cắt đôi củ hành tím, kết cấu bên trong xếp lớp như củ hành tây. Lý do nó được gọi là hành tím vì bên ngoài của những củ già có màu tím sẫm đặc trưng.
Đặc điểm của hành tím
Hành tím được trồng nhiều ở những vùng đất sét, đất thịt, đất thịt pha cát. Loại củ này có nhiều ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, hành tím nổi tiếng được trồng nhiều nhất là ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Lý Sơn (Quảng Ngãi)…
Công dụng của hành tím với sức khỏe
Ngoài việc giúp món ăn dậy mùi thơm, tăng độ hấp dẫn thì hành tím còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Dinh dưỡng có trong hành tím
Trong hành tím có chứa nhiều dinh dưỡng như:
- Vitamin C
- Vitamin B6
- Biotin
- Chromium
- Axit folic
- Canxi
- Chất xơ
- … Đây đều là những chất rất tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, trong củ hành tím còn có nhiều chất hoạt tính cao rất hiệu quả để chống lại bệnh tật. Phải kể đến đó là sulfuric, chromium, prostaglandin, phenoplast…
Công dụng của hành tím với sức khỏe
Đặc điểm của hành tím đó là có vị hăng, hơi cay. Tuy nhiên, nguyên liệu này lại chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất có trong củ hành tím có tác dụng chống đông máu, chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch… cùng nhiều tác dụng khác.
Sát khuẩn kháng viêm
Xem thêm : Soi kèo Man United và Man City trận chung kết FA Cup (21h, ngày 25/5)
Hành tím có khả năng hấp thụ vi khuẩn trong không khí, làm sạch và giảm các nguy cơ mắc bệnh về truyền nhiễm do vi khuẩn. Ngoài ra, chúng còn có thể diệt vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella, vi khuẩn lao..
Đặc biệt, tính kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng đường hô hấp, giảm triệu chứng viêm phế quản, hen suyễn.
Hành tím có khả năng sát khuẩn, kháng viêm
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chromium có trong hành tím đã được chứng minh có tác dụng làm tế bào ở bệnh nhân tiểu đường phản ứng, làm giảm insulin và cải thiện lượng đường hiệu quả.
Nhờ vậy, người bệnh sẽ kiểm soát được lượng đường, giúp cho bệnh không bị nặng thêm.
Chống loãng xương
Các hợp chất trong hành tím có tác dụng ngăn ngừa các hoạt động có thể phá hủy xương, phòng chống loãng xương hiệu quả.
Tăng cường sức mạnh sinh lý
Không phải ai cũng biết, hành tím còn có tác dụng với sức khỏe sinh lý của nam giới. Nghiên cứu đã cho thấy, hành tím được ví như chất kích thích tình dục, bảo vệ tuyến tiền liệt cho đấng mày râu. Vì thế, thường xuyên sử dụng thực phẩm này vào bữa ăn sẽ giúp nâng cao chất lượng tình dục.
Giảm mỡ máu
Chất diallyl sulfide có trong hành tím có tác dụng làm giảm mỡ máu, phòng ngừa động mạch xơ vữa. Vì thế, đây được xem là thực phẩm lý tưởng để phòng ngừa bệnh tim mạch.
Xem thêm : THPT BÌNH TÂN
Hành tím có khả năng giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch
Phòng chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy, các chất hóa học có trong hành tím như disulphide, trisulphide, cepaene, quercetin có thể giảm viêm, phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, chất Fructo-oligosaccharides có trong hành tím còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết, làm giảm nguy cơ phát triển khối u.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một tác dụng tuyệt vời của hành tím phải kể đến đó là tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Chất quercetin trong hành tím sẽ giúp loại bỏ hình thành mảng bám, giảm nguy cơ đau tim, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Chưa hết, hợp chất chứa lưu huỳnh có trong hành tím còn có tác dụng chống máu vón cục.
Tăng cường chức năng não bộ
Axit gamma-aminobutyric được biết đến là chất dẫn truyền thần kinh trung ương có trong hành tím. Chất này tác động trực tiếp đến não bộ, giúp tăng cường chức năng, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Ngoài những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, hành tím còn được biết đến với khả năng khử mùi, xua đuổi côn trùng. Vì hành tím có mùi nặng, hăng nên sẽ làm tổn thương khứu giác của côn trùng, có thể làm chúng biến mất. Một mẹo nhỏ dành cho bạn nếu đang bị lũ côn trùng gây hại làm ảnh hưởng cuộc sống. Hãy cắt vài sợi hành tím và đặt cạnh giường ngủ. Như vậy, muỗi, gián… sẽ không dám đến gần.
Lưu ý khi sử dụng hành tím
Mặc dù là nguyên liệu có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng cũng có một vài lưu ý cần nắm khi sử dụng hành tím. Ngoài ra, bạn cũng nên biết những người không nên ăn hành tím là ai, ăn như thế nào để phát huy tối đa hiệu quả.
Cần nắm một vài lưu ý khi dùng hành tím
- Hành tím dù tốt nhưng cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Trung bình chỉ nên dùng 1 củ hành tím/ngày cho các món ăn xào, rang thịt… Nếu để trị bệnh, có thể ăn 1-2 củ/ngày.
- Hành tím có tính nóng, theo đông y nên tránh dùng cho người dương thịnh, hỏa bốc.
- Phụ nữ bị chứng hành kinh sớm, kinh nhiều cũng nên tránh ăn nhiều hành
- Không dùng hành cùng mật ong
- Người cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn hành
- Nên bảo quản hành tím ở nơi thoáng mát
Trên đây là những thông tin cần biết về công dụng của hành tím với sức khỏe cũng như những lưu ý sử dụng sao cho đảm bảo nhất. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về nguyên liệu được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của người Việt. Đừng quên truy cập organica.vn để biết thêm nhiều món ăn cũng như mẹo nấu nướng nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp