Ốc có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng với một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Vì vậy, các thành phần dinh dưỡng có trong ốc sẽ có tác dụng với cơ thể con người như sau:
Có thể bạn quan tâm
- Magie: Magie có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, khiến cho xương và răng chắc khỏe, đồng thời magie còn tham gia điều hòa các dưỡng chất như kẽm, canxi, kali và vitamin D. Trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie, với lượng magie đó cung cấp đến 53% lượng khuyến nghị magie hàng ngày cho đàn ông trưởng thành và 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.
- Selen: Selen có vai trò là một phần của enzyme selenoprotein, giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch trong cơ thể. Theo khuyến nghị, phụ nữ và đàn ông trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 55 mcg selen. Trong 85g ốc có chứa 23,3 mcg selen, cung cấp 42% nhu cầu cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, Selen còn có khả năng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, viêm khớp, nhiễm trùng tái phát.
- Vitamin E: Trong ốc có chứa vitamin E, đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Nếu thiếu vitamin E có thể khiến cho việc kiểm soát cơ bắp khó khăn hơn, mắt cử động bất thường hoặc các bộ phận gan, thận gặp các vấn đề xấu. Vì vậy, cung cấp đầy đủ vitamin E sẽ làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh đái tháo đường, ung thư, rối loạn thần kinh và tim mạch.
- Phốt pho: Trong ốc có chứa Phốt pho, đây là chất có tác dụng duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ trong việc sản xuất ra ADN và ARN.
Do đó, Ăn ốc có tốt không? Thì câu trả lời là có, bởi với những thành phần dinh dưỡng như trên, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Có thể chế biến ốc tươi bằng nhiều cách như hấp, xào sả ớt, nướng muối…
Bạn đang xem: Ăn ốc có tốt không? Lưu ý khi ăn ốc
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Thời điểm uống nước mía thích hợp là gì
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp