Giải đáp thắc mắc bầu ăn bí đao được không?

Bổ sung đa dạng các loại rau, củ, quả vào thực đơn là một trong những ưu tiên hàng đầu mà mẹ bầu cần chú ý ở thời kỳ dưỡng thai. Vậy bà bầu ăn bí đao được không và nên chú ý gì để đảm bảo an toàn sức khỏe? Mời bạn dành ít phút để tham khảo bài viết sau đây.

Thành phần dinh dưỡng trong quả bí đao

Theo Đông y, bí đao là loại quả lành tính, có vị ngọt, tính hàn. Thông thường được dùng để luộc, kho, nấu canh, nấu nước uống vì nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, nhuận tràng, thải độc, giảm cân, hóa đàm, hóa vị, lợi tiểu,…

Trong 100g bí đao có chứa các thành phần dinh dưỡng gồm: 2.4g glucid, 0.4g protid, 19 mg canxi, 0.3mg sắt, 12mg phốt pho, vitamin A, nhóm vitamin B, vitamin C, vitamin E,… Ngoài ra còn các khoáng chất như: magie, kali cần thiết cho sức khỏe của chúng ta.

Bà bầu ăn bí đao được không?

Bí đao được biết đến là loại thực phẩm có tính hàn, khá mọng nước, đặc biệt chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào như chất xơ, khoáng chất. Chính vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bí đao vì đây là loại rau củ vô cùng lành mạnh, giàu dưỡng chất dành cho cả mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học cho thấy, bí đao có tính lạnh nên mẹ bầu không được ăn quá nhiều cùng một lúc.

Những lợi ích của bí đao đối với sức khỏe mẹ bầu

Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của bí đao mà mẹ bầu có thể nhận được nếu dùng bí đao đúng cách và khoa học trong chế độ ăn hàng ngày:

Thanh nhiệt giải độc

Lợi ích đầu tiên không thể bỏ qua của bí đao đó là công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Vốn mang tính hàn, nhiều nước nên ăn bí đao sẽ rất mát. Mẹ bầu có thể chế biến bí đao thành các món như canh bí đao, bí đao xào, hấp, luộc hoặc nấu nước bí đao uống giải khát mùa hè vô cùng hiệu quả.

Giảm chứng phù nề

Vào những ngày tháng cuối thai kỳ, do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép nên các thai phụ thường sẽ bị phù chân. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu rằng nên vận động nhẹ nhàng, tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu tạo áp lực cho tĩnh mạch. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa lượng kali nhiều như bí đao để giúp giảm phù nề, lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.

Giảm chuột rút

Trong bí đao có chứa các khoáng chất như phốt pho, canxi, magie,… Đây là những chất duy trì cho sự vận động dẻo dai, hỗ trợ giảm đau nhức cơ bắp, chuột rút mà bạn cần phải bổ sung.

Kích thích tiêu hóa

Trong thành phần của quả bí đao có chứa các chất xơ hòa tan, chất này khi đi vào cơ thể có tác dụng như chất keo, có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột khỏi vi khuẩn gây hại. Đồng thời, nó còn kích thích hệ tiêu hóa, giảm đi chứng khó tiêu, đầy bụng.

Giữ dáng, đẹp da

Quả bí đao không chứa nhiều năng lượng, với chất béo gần như bằng không nên bạn có thể ăn chúng thoải mái mà không cần lo lắng về vấn đề cân nặng bị tăng cân quá mức. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong bí đao khá cao, tham gia tổng hợp collagen, tăng độ đàn hồi và giữ ẩm cho da. Đồng thời các vitamin và khoáng chất trong bí đao còn giúp làm trắng sáng da rõ rệt.

Điều hòa huyết áp

Hấp thu thêm khoáng chất kali với một lượng hợp lý từ quả bí đao sẽ giúp nồng độ những chất điện giải trong cơ thể mẹ được cân bằng, đào thải lượng muối natri thừa và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Từ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các tai biến sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non hoặc thai bị ngạt thở.

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn bí đao

Tuy rằng bí đao tốt cho bà bầu, nhưng bạn cần lưu nên ý một số điều sau để đảm bảo an toàn:

  • Chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần trong tuần và kết hợp đa dạng cùng với loại rau củ, quả, trái cây khác nhau nhằm đảm bảo cân bằng mọi dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không nên ăn hoặc uống nước ép bí đao sống vì dễ gây bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Nếu mẹ bầu thường xuyên bị tụt huyết áp thì nên hạn chế ăn bí đao.
  • Không ăn bí đao nếu bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy kéo dài.

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về vấn đề mẹ bầu ăn bí đao được không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp