5. Đậu rồng chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể
Không phải chất béo nào cũng xấu. Đậu rồng chứa hàng loạt chất béo tốt như chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
6. Tác dụng của đậu rồng tốt cho xương
Đậu rồng rất giàu canxi và phốt pho, giúp xương khỏe mạnh và tái tạo năng lượng cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược.
Bạn đang xem: 13 tác dụng của đậu rồng (đỗ khế), giàu folate tốt cho mẹ bầu
Xem thêm : Chế độ ăn 16/8: Cách ăn để giảm cân an toàn, tốt cho sức khỏe
Đậu rồng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và tốt cho răng, móng.
7. Đậu rồng tốt cho đường ruột
Đậu rồng chứa đủ loại đường, từ fructose, glucose, lactose, sucrose, galactose tới maltose. Đường không phải lúc nào cũng xấu. Cơ thể cần nạp một lượng đường tối thiểu để duy trì năng lượng cho các hoạt động cơ bản, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, yếu ớt tê bì cơ bắp. Một số loại đường rất quan trọng với sự phát triển các lợi khuẩn trong ruột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
8. Đậu rồng có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm cân
Đậu rồng chứa rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ, giúp bạn no lâu, không còn thèm ăn vặt. Chất xơ nằm trong dạ dày, xoa dịu cơn đói. Chưa kể chất xơ còn giúp đẩy lùi tình trạng táo bón và trướng bụng.
9. Tác dụng của đậu rồng: Giúp cải thiện thị lực
Xem thêm : Mất căn cước công dân có bị phạt không theo quy định?
Hàm lượng thiamine trong đậu rồng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Thiamine còn giúp cải thiện cơ và các tín hiệu thần kinh kết nối giữa mắt và não.
10. Tác dụng của đậu rồng ngăn ngừa tiểu đường
Sự kết hợp giữa vitamin D và canxi trong đậu rồng giúp tối ưu việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, trực tiếp tác động tới tế bào tuyến tụy, từ đó kiểm soát việc tiết insulin cũng như lượng đường trong máu. Nhờ cân bằng được đường huyết mà đậu rồng có khả năng ngăn ngừa sự chớm nở của bệnh tiểu đường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp