Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân rất quan trọng đối với mọi công dân Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân có thể bị phạt hành chính nếu vi phạm các quy định của Luật cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Hiện nay một số người bị mất thẻ căn cước công dân vì nhiều lý do. Vì vậy, tôi phải quay lại và cấp lại id của mình để tránh trường hợp tôi cần chúng nhưng chúng không có ở đó. Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, công dân có quyền làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất với giấy tờ theo quy định là Tờ khai căn cước công dân mẫu CC01. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Mất căn cước công dân có bị phạt không theo quy định?” sau đây nhé!
Mất căn cước công dân có bị phạt không theo quy định?
Căn cứ Luật căn cước công dân năm 2014 quy định Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Bạn đang xem: Mất căn cước công dân có bị phạt không theo quy định?
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Do bạn mất thẻ căn cước công dân nên bạn có quyền cấp lại thẻ căn cước công dân. Khi làm lại thẻ bạn cần tuân theo những thủ tục quy định tại Luật căn cước công dân năm 2014.
Trường hợp bị phạt khi không làm lại CCCD gắn chip
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì có quy định 8 trường hợp người đang sử dụng CCCD gắn chip và không có gắn chip phải xin cấp đổi hoặc xin cấp lại CCCD gắn chip mới cụ thể:
Các trường hợp phải xin cấp đổi CCCD gắn chip:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
Các trường hợp phải xin cấp lại CCCD gắn chip:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân
Trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định tại khoản 1, Điều 24 Luật Căn cước công dân và Điều 4 đến Điều 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA, các bước thực hiện cũng tương tư như thủ tục cấp mới, cụ thể như sau:
Xem thêm : Du lịch Thái Lan: Các món ăn nhất định phải thử khi đến Bangkok
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người dân có nhu cầu cấp lại thẻ Căn cước công dân cần điền mẫu Tờ khai căn cước công dân, sau đó nộp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Các bộ công an có thẩm quyền sẽ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin
Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục và In Phiếu thu nhận thông tin, chuyển cho người dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin trên, trường hợp người dân làm lại thẻ Căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.
Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ sau khi nhận được thanh toán lệ phí. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.
Bước 5: Nhận thẻ Căn cước công dân
Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp người dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý sẽ trả thẻ theo yêu cầu và người dân tự phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Lệ phí khi xin cấp lại thẻ Căn cước công dân
Xem thêm : Học ngay 3 cách ướp thịt nướng nồi chiên không dầu “ngon bá cháy”
Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.
“Điều 4. Mức thu lệ phí
1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp mới năm 2023
- Thời điểm Căn cước công dân mã vạch bị khai tử theo quy định?
- Mất căn cước công dân không nhớ số làm sao để cấp lại?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mất căn cước công dân có bị phạt không theo quy định?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan đến đơn thuận tình ly hôn mới nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp