Măng được xem là một món ăn dân dã và rất quen thuộc đối với ẩm thực Việt Nam. Chính vì sự gần gũi ấy mà nhiều mẹ bầu lại lo lắng và phân vân liệu “Bà bầu ăn măng được không?” Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về món ăn này một cách rõ ràng nhất.
Mẹ bầu ăn măng được không?
Mẹ bầu ăn măng được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm này trong suốt quá trình mang thai, bao gồm cả măng tươi và măng khô nếu biết cách chế biến. Nhưng bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, tránh lạm dụng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn măng được không? Lưu ý khi ăn măng lúc mang thai
Mẹ bầu ăn măng được không?
Giá trị dinh dưỡng của măng
Sau khi đã giải đáp xong việc mẹ bầu ăn măng được không, liệu bạn có thắc mắc “Giá trị dinh dưỡng của măng là gì?”. Thực tế, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g măng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- Calo: 27
- Chất đạm: 2,6g
- Chất béo: 0,3g
- Carbohydrate: 5,2g
- Chất xơ: 2,2g
- Canxi: 13mg
- Sắt: 0,5mg
- Vitamin C: 4mg
- Vitamin B9: 7mcg
Các thành phần dinh dưỡng có trong củ măng
Lợi ích của măng đối với mẹ bầu
Đến đây hẳn là bạn đã không còn thắc mắc về việc mẹ bầu ăn măng được không. Vậy thói quen ăn măng khi mang thai đem lại lợi ích gì? Thực tế, măng là một loại thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết. Do đó, ăn măng khi mang thai sẽ giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Do trong măng có đặc tính kháng khuẩn và virus, chính vì thế việc ăn măng trong các giai đoạn thời tiết chuyển mùa sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh như cúm, cảm lạnh.
- Nâng cao sức khỏe tim mạch: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong măng sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu, từ đó hạn chế được các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Tương tự tác dụng nâng cao sức khỏe của tim, lượng chất xơ có trong măng cũng giúp ngăn ngừa bệnh táo bón đồng thời hỗ trợ tiêu hóa cho đường ruột hiệu quả.
- Kiểm soát cân nặng khi mang thai: Không những lượng calo và chất béo có trong măng rất ít mà còn chứa nhiều chất xơ, điều này sẽ tạo cảm giác no lâu khi ăn, từ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
- Ngăn ngừa bệnh ung thư: Măng là món ăn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, do đó khi tiêu thụ, các chất chống oxy hóa này sẽ làm ngăn cản sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Xem thêm : Ăn bánh bèo có béo không? Calo trong 1 đĩa bánh bèo là bao nhiêu?
Ăn măng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu
Xem thêm: Bà bầu ăn măng cụt được không? Lợi ích và cách ăn an toàn
Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn măng không đúng cách
Bên cạnh các tác dụng tuyệt vời từ loại thực phẩm này, nếu bạn ăn măng không đúng cách hoặc lạm dụng chúng quá nhiều sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể như:
- Gây ngộ độc cho cơ thể: Bên trong măng có chứa độc tố, chính vì thế nếu bạn sơ chế không đúng cách sẽ khiến thành phần glucozit khi vào dạ dày chuyển hóa thành axit cyanhydric và gây ngộ độc, với các biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, lưỡi bị tê và làm co giật hay hạ huyết áp.
- Bị đầy hơi, khó tiêu: Không những dễ gây ngộ độc, chất axit cyanhydric còn làm bất hoạt enzyme chuyển hóa, gây tác động đến hệ hô hấp và dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, đối với sản phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ khi ăn sẽ dễ gặp chứng đầy hơi và khó tiêu.
Ăn măng sai cách khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu
Cách ăn măng đúng khi mang thai
Ngoài thắc mắc về “Mẹ bầu ăn măng được không?” thì cách ăn măng hay những lưu ý gì khi ăn măng cũng cần được quan tâm. Vậy nên, để nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này, phụ nữ mang thai nên:
- Nên nấu chín măng và hạn chế dùng nước luộc măng: Bởi khi nấu chín, lượng glucozit có trong măng sẽ bị giảm đi rất nhiều, có thể từ 32 mg giảm chỉ còn khoảng 2,7 mg và lượng còn lại sẽ nằm trong nước luộc măng. Và nếu mẹ bầu uống nước luộc măng, ngộ độc nhẹ thì dẫn đến tình trạng đau đầu, buồn nôn,… và nếu bị nặng sẽ dẫn đến co giật, suy hô hấp và hôn mê sâu.
- Ưu tiên lựa chọn loại măng chưa chế biến ở chợ: Bởi chúng có thể chưa được sơ chế đúng cách, dễ tồn tại nhiều độc tố. Vì thế, bạn có thể mua măng đóng gói ở các siêu thị hoặc đem về tự chế biến sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ: Khi ăn măng, mẹ bầu nên nhai kỹ để dạ dày không tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa lượng chất xơ có trong măng.
Bà bầu nên ăn măng đã được nấu chín
Lượng măng an toàn cho bà bầu
Thực tế, vẫn chưa có các bằng chứng cho thấy việc phụ nữ mang thai ăn măng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu chỉ nên dùng với hàm lượng măng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi mang thai.
Xem thêm : Valentine Đen là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Valentine Đen
Theo thống kê, mỗi tuần các thai phụ có thể ăn từ 1 – 2 bữa có măng và mỗi lần không nên ăn quá 200g. Ngoài ra, hạn chế ăn măng kết hợp cùng với thức ăn lạnh để tránh tình trạng đầy hơi hay khó tiêu cho mẹ bầu.
Bà bầu chỉ nên ăn măng 1-2 bữa/tuần
Những mẹ bầu nào không nên ăn măng?
Măng đích thực là một thực phẩm rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Từ một củ măng, bạn có thể chế biến thành vô vàn món ăn ngon đa dạng. Mặt khác, măng chỉ phù hợp đối với phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường, riêng với một số đối tượng như mẹ bầu gặp các vấn đề về bệnh tiêu hóa, sỏi thận và sỏi mật hay đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn măng nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế ăn măng
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề mẹ bầu ăn măng được không cùng với các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Thông qua đó, hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về hành trình mang thai của mẹ bầu. Và đừng quên theo dõi Pharmacity để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
- Bà bầu ăn mận được không? Lợi ích và những lưu ý quan trọng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp