Bà bầu có nên ăn cà pháo trong thai kỳ của mình không? Bởi đây vốn là món ăn rất thân thuộc lại “gây nghiện” đối với các chị em phụ nữ.
Khi mang thai bà bầu được khuyên là phải kiêng ăn các món ăn lên men, có tính axit cao. Mà cà pháo ngon nhất là cà pháo muối với tỏi ớt giòn giòn sực sực.
Bạn đang xem: Bà bầu có nên ăn cà pháo | Công dụng và tác hại của cà pháo
Chính vì vậy Langchaixua.vn sẽ tổng hợp các công dụng và tác hại của cà pháo với bà bầu. Ngoài ra, chúng tôi sẽ mách bạn 1 số cách ăn cà pháo không gây hại cho mẹ bầu nữa đấy!
Bà bầu có nên ăn cà pháo?
Bà bầu có nên ăn cà pháo? Thành phần dinh dưỡng của cà pháo
Bất kỳ thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó với con người. Do đó khi ăn uống, bạn cần tìm hiểu nguồn gốc cũng như cách chế biến, lượng dùng của thức ăn.
Nhất là với bà bầu, phụ nữ mang thai có nhiều kiêng kị với việc ăn uống hàng ngày. Do đó mẹ bầu nên biết rõ về thành phần của thực phẩm trước khi ăn.
Cà pháo là 1 loại quả thuộc họ cà có 2 màu trắng và tím. Trong Đông y, đây là 1 quả có tính hàn, có vị ngọt.
Cà pháo thường được dùng để trị viêm chống sưng. Ngoài ăn, cà pháo được nấu lấy nước, hay giã lấy bã đắp lên vết thương.
Trong cà muối, trung bình mỗi quả cà muối có khoảng 2 g chất xơ. Bên cạnh đó trong cà pháo còn có hàm lượng dồi dào các chất canxi, vitamin, sắt, magie,…
Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu để nuôi dưỡng thai nhi của mình. Tuy nhiên trong hạt cà pháo có lông tơ có thể làm mẹ ăn vào bị ho, ngứa cổ.
Bà bầu có nên ăn cà pháo? Chế biến cà pháo như thế nào?
Cà pháo có tính dược nên mẹ bầu có thể nấu nước, giã lấy bã hay muối đều được. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết trong cà pháo có chứa 1 lượng độc tố tên solanin.
Lượng độc tố này có nhiều nhất ở quả non. Đây là 1 loại độc gây ức chế thần kinh, buồn nôn, tiêu chảy, tê nhức tay chân.
Vì thế khi ăn bà bầu chỉ được lựa chọn những quả đã chín. Tuyệt đối không được ăn quả non, chưa chín.
Cà pháo là thực phẩm dễ ăn và được chế biến thành rất nhiều món như:
- Quả chín vừa có thể luộc ăn hay sắc lát trộn gỏi.
- Quả già có thể đem đi muối để làm món ăn kèm sẽ kích thích vị giác khi ăn hơn.
- Cà sống có thể đem trộn với salad trộn giấm.
Cà pháo có thể xem là món khai vị giúp kích thích vị giác. Không chỉ ngon miệng lại rất bổ dưỡng cho bà bầu.
Lưu ý: Cà pháo có mang độc tố nên mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 quả mỗi bữa cơm. Không nên ăn liên tục trong nhiều ngày để tránh tích độc.
Bà bầu có nên ăn cà pháo?
Xem thêm : Châu Phi có bao nhiêu quốc gia
Vậy bà bầu có nên ăn cà pháo trong thai kỳ không? Trong cà pháo có chứa hàm lượng Solanin vượt đến 5 lần quy định nên nhiều người rất lo ngại.
Solanin là 1 chất độc gây ức chế thần kinh, thậm chí có thể gây chết người. Người nhiễm độc này có thể bị tiêu chảy, xót ruột, đau họng, ho khan,…
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định chất độc này sẽ tiêu biến khi cà chín. Ngoài ra người ta cũng không tìm thấy chất độc này trong các món cà muối chua nữa.
Ngược lại trong cà pháo chín và cà muối chua có chứa các hợp chất hiếm như đồng rất cần cho bà bầu. Bên cạnh đó cà pháo cũng có hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng cao.
Thế nên mẹ bầu ăn cà pháo không hề gây độc hại. Ngược lại khi ăn đúng cách, không lạm dụng mẹ còn nhận được rất nhiều lợi ích từ món ăn thơm ngon này.
Bà bầu nên ăn cà pháo muối chua thay vì cà pháo muối xổi để tránh nhiễm độc solanin
Bà bầu có nên ăn cà pháo? Lợi ích khi ăn cà pháo
Cà pháo là cây thân nhỏ, có gai. Thân, lá và quả của quả này đều là vị thuốc trong Đông y. Đây là quả có vị ngọt giòn nên được các chị yêu thích.
Khi ăn vừa đủ cà pháo bà bầu sẽ nhận được các lợi ích sau:
Chống sưng, ngừa bệnh
Khi mang thai, bà bầu phải hạn chế và không được sử dụng thuốc kháng sinh hay chất kích thích. Chính vì vậy các mẹ luôn tìm các món ăn, thực phẩm có nhiều chất tăng sức đề kháng.
Cà pháo có chất giúp chống sưng tiêu viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, cà pháo còn có tác dụng trị họ, điều hòa hoạt động tiêu hóa.
Thế nên ăn cà pháo mẹ bầu hoàn toàn có thể tránh nhiễm các bệnh như cảm ho, đau họng. Tuy nhiên hạt và pháo có lông tơ, nếu ăn nhiều có thể làm mẹ ho nặng hơn.
Vậy mẹ ăn cà pháo cần điều độ, vừa phải thôi nhé!
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Trong thành phần của cà pháo có chất tráng bao tử, chống được các bệnh về đường ruột như đau bụng, trào ngược dạ dày, táo bón,…
Các chất này góp phần kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp mẹ ăn uống tốt hơn, các chất dinh dưỡng cũng được phân hóa nguyên vẹn.
Nhờ đó mà chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé nhiều hơn và ít bị lẫn các tạp chất có hại.
Kích thích chức năng gan, thận
Bà bầu ăn cà pháo còn có thể kích thích chức năng của gan, thận nữa đó. Sở dĩ cà pháo làm được điều này vì chúng có chất giải độc, thanh nhiệt trong thành phần.
Xem thêm : Cá kho để được bao lâu? Ăn vẫn ngon mà không bị hôi thiu
Khi các độc tố được bài tiết và phân giải, gan thận cũng sẽ hoạt động tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa 2 số bệnh như xơ gan, sỏi thận,…
Ngoài ra cà pháo còn có công dụng lợi tiểu, nên khi ăn cà pháo, các mẹ sẽ ngăn được tình trạng phù nề. Phù thũng xuất phát từ việc thai nhi lớn lên chèn ép ngũ tạng và mạch máu.
Theo đó mẹ sẽ tránh được tình trạng tê bì tay chân. Hơn nữa, khi mẹ biết kết hợp với các bài massage nhẹ nhàng ở phần bụng chứa gan có thể tăng khả năng hoạt động của gan.
Kiểm soát cân nặng
Cà pháo có lượng calo rất ít, do đó khi ăn cà pháo mẹ bầu không lo bị tăng cân. Ngược lại, lượng chất xơ cao có thể làm no bụng, giúp cơ thể kiểm soát được cơn thèm ăn.
Ngoài ra cà pháo còn có khả năng là giảm lượng cholesterol trong máu. Từ đó giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và không bị “vỡ kế hoạch” cân nặng mà vẫn có nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Bà bầu có nên ăn cà pháo? Hạt cà pháo có thể gây đau họng
Lưu ý khi bà bầu thèm ăn cà pháo
Theo kinh nghiệm, hạt của cà pháo có thể gây ngứa. Do đó, khi mẹ bầu ăn cà pháo tốt nhất nên nạo sạch hạt ra.
Với mẹ bầu dưới 3 tháng thèm ăn cà pháo nên hạn chế tối đa. Bởi trong cà pháo có độc tố nếu không được làm sạch sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu có nên ăn cà pháo? Tác hại của cà pháo muối
Cà pháo chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu là thế. Nhưng trong thành phần cà pháo vẫn có chất gây hại cho cơ thể con người.
Nhất là các thực phẩm muối hay lên men đều có lợi khuẩn và hại khuẩn. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho bà bầu.
Tốt nhất khi thèm ăn cà pháo muối chua, mẹ nên tự làm hoặc mua từ những nguồn đáng tin cậy. Hoặc để đảm bảo an toàn cho thai nhi, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ không nên ăn cà pháo.
Thậm chí là các món rau sống, dưa chua,… mẹ đều nên hạn chế ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Kết luận – Bà bầu có nên ăn cà pháo?
Trên đây là các thông tin về câu hỏi bà bầu có nên ăn cà pháo. Cà pháo là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn chứa các thành phần gây hại cho mẹ bầu.
Thế nên khi ăn, mẹ cần lưu ý chế biến kỹ lưỡng. Nhất là không được lạm dụng cà pháo hay ăn cà pháo chưa chín.
Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam
Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN Website: Langchaixua.vn Hotline: 039.3400.151
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp