Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội. Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào?
- [Review 2024] Sữa rửa mặt Cosrx có tốt không? Có nên mua?
- Thi 1 điểm có bị liệt không? Điểm liệt là gì trong tốt nghiệp THPT
- Phân biệt cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn
- Hướng dẫn cách xóa tài khoản Zalo, khóa tài khoản Zalo tạm thời khi cần thiết
- Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp
Cơ quan nhà nước là gì?
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Bạn đang xem: Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào?
Trước khi tìm hiểu Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? cần nắm được các đặc điểm của cơ quan nhà nước như sau:
– Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước;
– Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
– Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành, có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;
– Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
– Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.
Toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.
Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào?
Cơ quan nhà nước được phân loại theo từng tiêu chí như sau:
– Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
+ Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;
+ Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
+ Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;
Xem thêm : GIẢI ĐÁP Ý NGHĨA CÁC KÝ HIỆU TRÊN DÂY CHUYỀN VÀNG CHÍNH XÁC NHẤT
– Căn cứ vào trình tự thành lập:
+ Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
+ Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
– Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
– Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
+ Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
+ Cơ quan Nhà nước ở địa phương.
Câu trả lời cho câu hỏi Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? là Cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước do dân bầu ra, cơ quan nhà nước không do dân bầu ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?
Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? đã được giải thích ở nội dung trên, vậy cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.
– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là:
Xem thêm : Mách bạn cách rút xương chân gà với 3 bước đơn giản, chế biến ngay 4 món ngon cuối tuần
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương;
Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính.
Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác
Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác có những điểm khác biệt như sau:
Tiêu chíCơ quan nhà nướcCơ quan của tổ chức xã hộ khácĐịnh nghĩa- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước.- Cơ quan của tổ chức khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức.Trình tự thành lập và cơ cấu tổ chứcDo pháp luật quy địnhDo điều lệ của tổ chức quy địnhThẩm quyền- Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định.
– Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình.
– Cơ quan nhà nước có các quyền:
+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành; + Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.
– Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.
– Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình.
– Cơ quan của tổ chức khác có các quyền: + Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức; + Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành;
+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình thức kỷ luật của tổ chức để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.
Kinh phí hoạt động- Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp.- Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp