Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng quân nhân nòng cốt, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được tuyển dụng để phục vụ chiến đấu và thực thi các nhiệm vụ của quân đội. Vậy quân nhân chuyên nghiệp được hưởng những chính sách đãi ngộ gì của nhà nước? Điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu cho quân nhân chuyên nghiệp là gì? Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp như thế nào? Nếu ra quân trước tuổi thì cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây của Luật sư 247, mời bạn cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư 170/2016/TT-BQP
Điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu cho quân nhân chuyên nghiệp
Quân nhân chuyên nghiệp có quyết định thôi phục vụ tại ngũ, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Bạn đang xem: Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp
a) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên quy định tại Thông tư số 213/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định chức danh chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ hưu, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quân nhân chuyên nghiệp phục viên được nhận bao nhiêu tiền?
Theo quy định Khoản 1 Điều 6 Thông tư 162/2017/TT-BQP về chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên như sau:
“Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP. Trong đó, chế độ trợ cấp phục viên một lần được thực hiện như sau:
Tiền trợ cấp phục viên một lần = Tổng số năm công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi phục viên
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn H, Trung úy quân nhân chuyên nghiệp, có thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08 tháng (được tính thâm niên nghề là 12%); phục viên từ ngày 01 tháng 5 năm 2017. Tại thời điểm tháng 4 năm 2017, đồng chí H có hệ số lương 4,40, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng; tiền lương tháng 4 năm 2017 của đồng chí H được hưởng là:
1.210.000 đồng x 4,40 x 1,12 = 5.962.880 đồng.
Khi đồng chí H phục viên được hưởng chế độ trợ cấp phục viên một lần theo quy định, như sau:
– Thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08 tháng, được tính tròn là 13 năm.
– Số tiền trợ cấp phục viên một lần là: 5.962.880 đồng x 13 năm x 01 tháng = 77.517.440 đồng.”
Như bạn trình bày bạn là quân nhân chuyên nghiệp từ 11/2015, hệ số 3.7 giờ bạn muốn phục viên.
+ Tiền lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.
Xem thêm : Giấy khai sinh có được công chứng hay không? [Mới 2024]
+ Hệ số thâm niên công tác trong quân đội là 1.06
Tiền lương đến tháng 11/2021 là: 1.490.000 x 3.7 x 1.06= 5.954.338 đồng.
Khi anh phục viên thì tiền trợ cấp phục viên sẽ được tính như sau:
Số năm công tác trong quân đội là 6 năm.
Số tiền trợ cấp tính một lần được tính như sau: 5.954.338 đồng x 6 năm x 01 tháng = 35.726.028 đồng.
Cách quy đổi thời gian công tác để tính tiền ra quân cho quân nhân chuyên nghiệp
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu;
b) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, phục viên, thôi việc hoặc hy sinh, từ trần;
c) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại điểm a, b khoản này bao gồm: Tiền lương theo loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; nhóm, ngạch, bậc đối với viên chức quốc phòng và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong Quân đội, trừ thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị có đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
b) Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù;
c) Thời gian công tác hướng dẫn tại điểm a, b khoản này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.
3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.
Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ hưu, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
Xem thêm : Nên dùng sữa rửa mặt khi nào? Thời điểm sử dụng sữa rửa mặt
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Ngoài ra, khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng đã hướng dẫn thêm:
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi
Hạn tuổi để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17, Điều 31 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, cụ thể như sau:
a) Đối với quân nhân chuyên nghiệp
Ví dụ: Trường hợp đồng chí Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn A (nêu tại ví dụ 2) có tổng thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội (từ tháng 02 năm 1986 đến hết tháng 9 năm 2017) là 31 năm 08 tháng. Giá sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu của đồng chí A là 9.500.000 đồng/tháng.
Khi nghỉ hưu, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí A còn được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi theo cấp bậc quân hàm, như sau:
– Trợ cấp một lần cho số năm nghỉ hưu trước tuổi
02 năm x 03 tháng x 9.500.000 đồng = 57.000.000 đồng.
– Trợ cấp một lần cho thời gian công tác
{5 tháng +[(31 năm 8 tháng – 20 năm) x 1/2 tháng]} x 9.500.000 đồng.
= (5 tháng + 6 tháng) x 9.500.000 đồng = 104.500.000 đồng.
Tổng số tiền trợ cấp một lần đồng chí Nguyễn Văn A được nhận là:
57.000.000 đồng + 104.500.000 đồng = 161.500.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào?
- Quân nhân chuyên nghiệp xin nghỉ hưu trước tuổi được không?
- Có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cách tính tiền ra quân của quân nhân chuyên nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp