Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng chủ yếu các nguồn năng lượng được sản xuất từ dầu mỏ, than, gas,…Các nguồn năng lượng này là hữu hạn vì vậy nếu muốn sử dụng nguồn năng lượng đó lâu dài mỗi cá nhân đều phải tự ý thức thực hiện các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả. Dưới đây là 9 giải pháp tiết kiệm năng lượng mà ai cũng có thể thực hiện được, tìm hiểu ngay!
- Cung Song Ngư (19/02 – 20/3): Tính cách, Tình yêu & Sự nghiệp
- [Hỏi Đáp] Bình xịt đuổi chuột cho ô tô có thực sự hiệu quả?
- Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Ngoại Cảnh Đến Quang Hợp Và Bài Tập Trắc Nghiệm
- Đóng bảo hiểm 2 năm thì hưởng bảo hiểm 1 lần được bao nhiêu?
- Mua trả góp Exciter 155 với điều kiện thủ tục, lãi suất vay 2024
I. Tiết kiệm năng lượng là gì?
Hiểu đơn giản tiết kiệm năng lượng là việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Có 2 loại hình tiết kiệm năng lượng phổ biến là:
Bạn đang xem: Bạn nên làm gì để tiết kiệm năng lượng? Top 9 giải pháp hiệu quả
- Tiết kiệm năng lượng chủ động: là việc thông qua sự đo lường, giám sát và kiểm soát mức độ sử dụng năng lượng để thực hiện những thay đổi thường xuyên mang tính chủ động nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Tiết kiệm năng lượng thụ động: là việc triển khai các biện pháp tiết kiệm như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử dụng,…
Những nơi có quy mô lớn như nhà máy công xưởng thường sử dụng loại hình tiết kiệm năng lượng chủ động còn với những hộ gia đình hay cá nhân thì việc sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng thụ động lại phổ biến
II. Tại sao phải tiết kiệm năng lượng
Hiện nay chúng ta thường sử dụng 2 loại năng lượng chính là:
- Năng lượng có thể tái tạo sau khi sử dụng: Là nguồn năng lượng vô tận như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, sức thủy triều, thủy điện hay một số nguồn năng lượng sinh học từ thực vật khác.
- Năng lượng không tái tạo sau khi sử dụng: là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên, các nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt do bị khai thác quá độ.
Xem thêm : VÌ SAO KHÔNG NÊN THÁO YẾM XE MÁY
Hiện nay năng lượng chúng ta sử dụng chủ yếu vẫn đến từ nguồn năng lượng không tái tạo và đây là các nguồn năng lượng có thể bị hết trong tương lai nếu chúng ta không biết sử dụng tiết kiệm.
III. Top 10 giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Phương pháp 1: Đối với hệ thống thiết bị chiếu sáng
Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Mở tất cả các cửa và đón ánh sáng mặt trời! Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng của đèn nhân tạo, điều này giúp bạn tiết kiệm đáng kể lượng điện sử dụng.
Bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại cửa bằng kính tiết kiệm năng lượng vừa đảm bảo ánh sáng tự nhiên vừa hạn chế các tia UV có hại cho sức khỏe.
Thay đổi bóng đèn thắp sáng
Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact huỳnh quang hoặc đèn LED là một trong những giải pháp thông minh để tiết kiệm nguồn năng lượng.
Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng
Đây là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện và nó thực sự mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, để tiết kiệm tối đa, bạn có thể sử dụng nến!
Phương pháp 2: Đối với các thiết bị sử dụng điện
Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng
Khi mua, bạn nên lựa tìm các thiết bị ít hao tổn hoặc tiết kiệm điện năng, chọn các thiết bị điện như: máy nóng lạnh, máy điều hòa, tủ lạnh, tivi… có kích cỡ, dung tích, công suất phù hợp, tránh mua các thiết bị có công suất quá lớn trong khi không cần thiết phải sử dụng nhiều đến vậy.
Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng
Hãy rút phích cắm điện các thiết bị khi không có nhu cầu sử dụng như tivi, máy tính, hệ thống loa đài âm thanh, quạt điện… Đây là hành động thiết thực giúp bạn tiết kiệm điện.
Thay thế các thiết bị điện cũ
Thay thế các thiết bị điện đã sử dụng lâu ngày bằng các thiết bị mới được thiết kế có tính năng tiết kiệm điện.
Cách sử dụng các thiết bị để tiết kiệm điện
- Máy điều hòa: Nhiệt độ nên để ở mức từ 25 độ C trở lên vào ban ngày và 27 độ C trở lên vào ban đêm.
- Tủ lạnh: Vị trí đặt tủ cần khô thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi… Hai mặt bên và sau lưng tủ phải cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo không khí được lưu thông tự nhiên. Khi dùng chú ý không mở cửa tủ nhiều lần, thực hiện thao tác đóng và mở cửa tủ càng nhanh càng tốt.
- Máy giặt: Sử dụng nước giặt với nhiệt độ bình thường, chỉ bật chế độ nước nóng khi thực sự cần thiết.
- Bình nóng lạnh: Điều chỉnh nhiệt độ bình cho phù hợp, khoảng 40 độ C. Không nên bật bình nóng lạnh liên tục, nên đun lượng nước đủ dùng trong khoảng thời gian nhất định và ngắt điện trước khi sử dụng.
- Máy tính: tắt bớt các chương trình, tháo bớt các thiết bị không cần thiết, chọn chế độ Standby (Sleep) khi bạn muốn dừng làm việc trong thời gian ngắn để bảo vệ máy, giảm bớt độ sáng của màn hình hoặc tắt màn hình khi không sử dụng.
- Lò vi sóng: không bật lò vi sóng trong phòng điều hòa hoặc để gần tủ lạnh vì sẽ gây tốn điện.
- Bàn là: Khi là quần áo nên chọn chế độ thích hợp với từng chất liệu vải, tập trung tất cả số quần áo cần dùng để là một lần trong tuần
Phương pháp 3: Đối với nguồn năng lượng tái tạo
Việc khai thác, phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, mưa, sóng… là xu hướng tất yếu trong tương lai. Ngay từ bây giờ bạn có thể chuyển dần sử dụng các thiết bị từ nguồn năng lượng tái tạo như pin mặt trời, kính tiết kiệm năng lượng,…để bảo vệ nguồn năng lượng không tái tạo. Đây cũng là cách để bạn bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra bạn còn nên đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Việc đi bộ, xe đạp hay các phương tiện công cộng là cách để hạn chế các phương tiện tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch hữu hiệu nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công khi sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên đây nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp