Câu danh ngôn của Jean De La Bruyere: “Cuộc đời là một bi kịch đối với những người đa cảm, và là một vở hài kịch đối với những người biết suy nghĩ” nghe có vẻ hơi tiêu cực, tuy nhiên tâm lý học cho rằng chính xác những gì bạn đang tư duy cũng chính là những gì bạn đang cảm nhận. Dưới đây là bài viết về tư duy phản biện và cách cách hướng cách tư duy của bạn trở nên tích cực hơn.
- Bảng giá sữa Friso cập nhật mới nhất 2023
- Người bán tiết lộ cách phân biệt ốc nhồi và ốc bươu vàng chuẩn nhất, bà nội trợ nên biết để tránh mua nhầm
- TỔ HỢP MÔN TỰ NHIÊN LÀ GÌ? GỒM NHỮNG MÔN HỌC NÀO?
- Nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không? Quy định pháp luật
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 của 63 tỉnh, thành
1. Tư duy phản biện là gì?
Nhiều người luôn cho rằng cảm xúc có trước hoặc tách biệt so với lý trí, nhưng sự thật cảm xúc hình thành nên từ những suy nghĩ hằng ngày của ta. Cảm xúc luôn làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhưng không có nghĩa vì điều đó ta phải bỏ qua cảm xúc của mình điều vốn dĩ tạo nên gia vị cho cuộc sống. Đơn giản là ta nên học cách điều khiển và cân bằng chúng một cách linh hoạt. Việc tư duy phản biện và định hướng suy nghĩ cho bản thân sẽ giúp ta làm chủ được cuộc sống qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bạn đang xem: Quy trình 5 bước tư duy phản biện giúp giải quyết vấn đề hiệu quả
Vậy tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện là một kỹ năng không thể thiếu với bất kỳ ai, là quá trình suy nghĩ, phân tích áp dụng nhiều kỹ năng đánh giá, tổng hợp một thông tin, vấn đề nào đó. Tư duy là công việc yêu cầu nhiều kỹ năng và không ngừng rèn luyện, không phải bất kỳ ai cũng có khả năng tư duy ngang nhau và toàn diện như nhau. Đôi khi chính bản thân ta đang tư duy để giải quyết vấn đề nhưng lại không có những dấu hiệu để nhận biết được chúng:
2. 5 bước tư duy phản biện giúp giải quyết vấn đề hiệu quả
Để giải quyết vấn đề ta cần phải có thời gian rèn luyện và trau dồi, tích lũy ngày qua ngày. Sau đây là những bước học cách tư duy phản biện để giải quyết vấn đề do PMS tìm hiểu nhằm giúp bạn nâng cao khả năng tư duy hiệu quả:
2.1 Xác định vấn đề
Xem thêm : Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là gì?
Việc đầu tiên để tránh đưa ra quyết định vội vàng, không chính xác ta cần phải xác định được cốt lõi, nguyên nhân của vấn đề. Theo Barry Lubetkin, một nhà tâm lý học ở New York, cách để có được những ưu khuyết điểm của sự việc là xác nhận nguyên nhân của nó một cách rõ ràng. Quá trình xác định vấn đề khuyến khích bạn định nghĩa và hiểu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết một cách chi tiết từ đó xác định được mục tiêu của sự việc.
2.2 Phân tích vấn đề, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau
Khi đã xác định được vấn đề, hãy phân tích trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Nó có khả năng giải quyết được không? Hay chỉ là phỏng đoán? Có thể tự xử lý hay cần sự trợ giúp? Đôi khi, xem xét vấn đề qua nhiều góc độ giúp bạn đưa ra các giải pháp một cách nhanh chóng mà vô cùng hiệu quả. Quan sát việc dưới nhiều góc độ cũng sẽ giúp bạn nhận ra được những ưu khuyết điểm cần mở rộng, phát triển.
2.3 Đưa ra cách giải quyết vấn đề theo nhiều phương pháp khác nhau
Một vấn đề có thể được xử lý theo nhìều cách khác nhau nhưng một cách thì không thể giải quyết được nhiều vấn đề. Hãy đưa ra nhiều phương án tiềm năng có thể giải quyết vấn đề từ đó ta có thể rà soát và chọn ra phương án khả thi nhất. Có được nhiều chọn lựa thích hợp giúp mang lại cho ta những kết quả tối ưu, chính xác nhất.
2.4 Lựa chọn giải pháp phù hợp với hoàn cảnh nhất
Xem lại danh sách các phương án khả thi đã đề ra. Đôi khi có những trường hợp ta cần đưa ra những giải pháp khác nhau, thông thường giải pháp áp dụng cho trường hợp này sẽ không áp dụng được cho trường hợp sau. Hãy cân nhắc để xác định phương án hiệu quả nhất cho vấn đề nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh đề ra.
2.5 Bắt tay vào thực hiện ngay
Xem thêm : 100g bắp ngô luộc bao nhiêu calo và ăn có béo không ?
Hãy thực hiện phương án của bạn đề ra ngay. Mỗi vấn đề sẽ có một hướng giải quyết hãy chấp nhận thất bại để lần kế tiếp ta thành công. Thay vì đối mặt với khó khăn và thử thách, những trở ngại không thể vượt qua, ta có thể xem chúng như cơ hội để rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển bản thân.
3. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc tư duy phản biện
- Quyết định dựa vào lý trí hơn cảm xúc.
- Đánh giá một việc qua nhiều góc độ khác nhau.
- Tâm lý luôn cởi mở khi chọn lọc cách giải quyết vấn đề.
- Chấp nhận những thứ mới.
- Suy xét, đánh giá lại thông tin đã có.
- Loại bỏ những suy nghĩ, định kiến cá nhân.
- Xem xét mọi trường hợp có thể xảy ra.
- Tránh những nhận xét vội vàng.
Mỗi vấn đề được giải quyết sẽ giúp chúng ta tăng sự tự tin và giá trị bản thân. Tư duy phản biện không chỉ giúp chúng ta vượt qua những thách thức trong tương lai một cách khéo léo, dễ dàng, mà còn giúp ta mở rộng kinh nghiệm cũng như quan điểm nhìn nhận cuộc sống của mình.
Hiểu được điều đó, chúng tôi có tổ chức các khóa học liên quan về việc kết hợp tư duy phản biện hiệu quả, cùng xem ngay chi tiết ngay bên dưới:
- Khóa học kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Khóa học tư duy tích cực
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp