Các biểu hiện mọc răng của bé
- Điệp Từ Là Gì? Điệp Ngữ Là Gì? Cách Nhận Biết Và Lấy Ví Dụ
- Kích trứng tự nhiên là gì? Ăn gì để kích thích rụng trứng?
- Sĩ quan dự bị là gì? Chế độ, tiêu chuẩn và công việc của Sĩ quan dự bị?
- Ăn mướp đắng có tác dụng gì?
- 6 điều giúp tăng vận may của bạn: Điều số 2 khó nhưng nếu làm được sẽ nhận được lợi ích to lớn
Thông thường, bé từ tháng thứ 4 trở đi sẽ bắt đầu nhú lên chiếc răng sữa đầu tiên. Khi mẹ nhận thấy một vài những dấu hiệu thay đổi khác thường của bé sau đây chứng tỏ bé sắp mọc răng:
Bạn đang xem: Bỏ túi ngay 4 mẹo dân gian đơn giản giúp trẻ mọc răng không bị sốt
Khi bắt đầu mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những rối loạn, biểu hiện cụ thể như mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ.
Trẻ sắp mọc răng hay bị chảy nước miếng, thường gặm thứ gì đó trong miệng và nhai.
Có biểu hiện sốt nhẹ, nướu có thể bị sưng, viêm đỏ, có khi còn bị loét.
Thông thường, bé mọc răng sẽ theo quy luật. Đầu tiên, trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới đầu tiên sau đó mới mọc tiếp 2 răng bên trên. Sau đó, bé sẽ mọc tiếp các răng nanh và răng hàm trên. Trong vòng khoảng 1 tuổi đầu bé sẽ mọc 8 răng đầu tiên và phải tới khi 2- 2,5 tuổi bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa.
Mẹo dân gian giúp trẻ mọc răng không bị sốt
Xem thêm : Cá nhân có tiền án, tiền sự được xuất cảnh không?
Sử dụng lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chữa được rất nhiều bệnh như: ho, viêm amidan, tiêu hóa kém, đi tiểu nhiều, đổ mồ hôi trộm,… và đặc biệt là điều trị, phòng ngừa trẻ bị sốt mọc răng một cách hiệu quả.
Khi trẻ mọc răng, phần lợi của trẻ sẽ hở ra để cho răng mọc vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm sưng và sốt. Lá hẹ với tác dụng kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn ở vùng lợi bị sưng, giúp trẻ giảm sưng đau, hạ sốt và không chảy nước miếng khi mọc răng.
Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ hãy dùng lá hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt bôi vào nướu của bé. Mẹ thực hiện cách này khi thấy con có các dấu hiệu chảy nước miếng nhiều hơn bình thường, hay mút tay, nghiến răng. Mẹo này sẽ giúp cho bé không còn sốt khi mọc răng nữa.
Gặm chân gà luộc
Thực tế đối với người lớn mọc răng khôn đã thử nghiệm biện pháp gặm chân gà luộc rất hiệu nghiệm. Theo đó, mẹ hãy mua chân gà loại vừa, không quá to rồi luộc khoảng 20 phút cho chín hoàn toàn. Sau đó cho bé gặm khoảng 15 phút, có thể gặm 1-2 lần trong tuần.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi thực hiện phương pháp này là mẹ phải đảm bảo chân gà không có xương tróc ra và mẹ là người cầm chân gà trong suốt thời gian bé gặm.
Xem thêm : Cách luộc gà ngon VÀNG, chắc thịt – CHO GÌ VÀO không bị nứt da?
Dùng nước đậu xanh
Đậu xanh được biết đến là một loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với tính mát, thanh nhiệt, giải độc và giảm đau tốt, đậu xanh là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nóng sốt khi mọc răng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mẹ hãy lấy một ít đậu xanh cán vỡ đôi, sau đó cho đậu vào một nồi nhỏ đun sôi với 1 ít nước. Mẹ chú ý chỉ cần đun khoảng 15 phút, không cần để đậu quá nhừ.
Để nước đậu nguội một lúc, sau đó mẹ dùng nước đậu này rơ nướu cho con, cách làm cũng thực hiện tương tự như cách làm với lá hẹ. Cách làm này sẽ nhanh chóng giảm những cơn đau và sốt cho trẻ hiệu quả.
Sử dụng mãng cầu na
Đây là một phương pháp được dùng từ xưa của ông bà ta. Mãng cầu na rất giàu vitamin C, B có tác dụng hạ nhiệt, giảm thiểu sưng tấy, do đó sử dụng loại quả này để giúp bé không bị sốt khi mọc răng rất hiệu quả.
Khi chọn cho bé, mẹ nên chọn loại quả na to, gai nở, chín cây. Bóc lấy cơm và bỏ hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé ngặm và nếm vị ngọt là được. loại quả này sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp