Tôm là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất nên thường được dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn. Chính vì thế, loại hải sản này dần trở nên quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Trong 100g tôm cung cấp đến 18.4g protein cùng hàm lượng vitamin B12 dồi dào, đây được xem là hợp chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và chất béo. Không chỉ vậy, ở phần thịt và càng của tôm còn chứa rất nhiều chất sắt và canxi, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Dầu oliu có chiên xào được không? Hướng dẫn một số công thức nấu ăn với dầu oliu
- Cách gửi tin nhắn hàng loạt trên Zalo giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn
- Top 10 điểm hẹn hò cuối tuần Sài Gòn lãng mạn cho cặp đôi
- Mã số thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tra cứu nhanh nhất
- Bà bầu có nên ăn củ kiệu không? Những ai không nên ăn củ kiệu?
Nếu bạn là một tín đồ ăn uống và tôm là món yêu thích của bạn, vậy thì đừng bỏ qua những thông tin về các loại tôm phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay nhé.
Bạn đang xem: CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
1. Tôm đất:
Là một loại tôm nước ngọt sống tự nhiên ở sông, ao, hồ nên tôm đất ít tanh và có thân thon dài, nhỏ hơn so với tôm biển, kích cỡ nhỏ cỡ bằng ngón tay út của người trưởng thành.
Về màu sắc thì loại tôm này có vỏ mỏng, màu hồng nhạt.
Vì là loại tôm sống trong môi trường nước ngọt nên tôm đất chứa rất nhiều dưỡng chất cùng vị ngon ngọt tự nhiên nên thường là nguyên liệu chính để chế biến các món tôm rang, chả ram,..
2. Tôm sắt:
Cũng nằm trong các loại tôm biển, như đúng cái tên của mình, tôm sắt có vỏ rất cứng, phần bụng có màu cam đậm và phía lưng được chia thành nhiều đốt màu có màu xanh đen và trắng xen kẽ nhau.
Khi thưởng thức tôm này, người ta thường đánh giá là phần thịt rất ngọt nhưng vỏ tôm lại khá cứng nên khi ăn phải bỏ vỏ ra.
Ở Việt Nam, tôm sắt được bắt gặp nhiều ở vùng Cát Bà đến vịnh Diễn Châu, Vũng Tàu đến Đá Bạc.
3. Tôm sú:
Xem thêm : Top 20 dòng họ hiếm ở Việt Nam (Cập nhật 2024)
Tôm sú là một loại tôm biển, đây được xem là một trong những loại hải sản mang đến giá trị kinh tế cao nên được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôm sú có kích thước khá lớn, một con dài khoảng 36cm và có thể nặng đến 650g.
Tùy thuộc vào mực nước, thức ăn, độ đục mà màu sắc của vỏ tôm này thay đổi khác nhau. Từ màu xanh lá cây, màu nâu, đỏ cho đến màu xám. Phía lưng xen kẽ màu xanh và màu vàng. Lớp vỏ của loại tôm này khá dày nên khi dùng để chế biến các món nướng, nó sẽ giữ được độ tươi ngon cho phần thịt bên trong.
4. Tôm càng xanh
Tôm càng xanh hay còn được gọi là tôm càng sông, thường sống ở môi trường nước ngọt như sông, ao, hồ. Ở nước ta, loại tôm này thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Như chính tên gọi của mình, tôm càng xanh có 2 chiếc càng rất dài, màu xanh ngọc. Khi phát triển, loài tôm này có thể dài đến 30 cm và nặng trên dưới 1kg.
Tôm càng xanh khi ăn vào phần thịt ngọt nước và hơi dai cùng kích thước khá lớn nên thường được dùng để trang trí các món ăn trong bữa tiệc hoặc bữa cơm gia đình.
5. Tôm thẻ:
Tôm thẻ là loại tôm nuôi, sống ở môi trường nước ngọt. Loại tôm này có màu trắng đục và phần càng và râu thì có màu vàng hơi nhạt. Phần bụng dưới của tôm thẻ có 6 đốt dáng thon dài và có kích thước nhỏ nên thường được bán phổ biến tại các chợ, siêu thị. Cũng như các loại tôm nước ngọt khác, tôm thẻ có vỏ mỏng nên được dùng để nấu canh, chiên hoặc hấp thì phần nước ngọt của thịt sẽ tiết ra nhiều hơn.
6. Tôm he:
Khác với phần vỏ cứng, đầu to của tôm sú; tôm he có vỏ rất mỏng, mềm và đầu nhỏ hơn. Phần thân suôn dài và có màu xanh ở phía đuôi. Khi hấp chín, tôm he có màu hồng rất đẹp, bóc phần vỏ ra để lộ thớ thịt trắng hồng và nhiều con còn có gạch đỏ au nên trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Bởi lý do đó nên tôm he thường được các nhà hàng sử dụng để chế biến và trang trí các món ăn.
7. Tôm hùm:
Bởi phần thịt săn chắc cùng vị ngọt đặc trưng nên tôm hùm được nhiều tín đồ ăn uống đặt cho cái tên mỹ miều là “ông vua” hải sản.
Không chỉ ngon mà tôm hùm còn chứa lượng omega-3 cao hơn so với những loại tôm khác. Tôm hùm có rất nhiều loại nhưng có 4 loại phổ biến là: tôm hùm sao hay còn được gọi là tôm hùm bông, tôm hùm baby, tôm hùm sen hay còn được biết với tên gọi khác là tôm hùm xanh và cuối cùng là tôm hùm tre.
Xem thêm : Công thức tính bước sóng điện từ
Cách chế biến phổ biến nhất với tôm hùm là tôm hùm nướng muối ớt, tôm hùm hấp bia, chiên/xào.
8. Tôm tích:
Tôm tích (hay tôm tít, tôm thuyền, bề bề) là một loại tôm biển, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Tôm tích có hình dáng khác với những loại tôm khác, phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa.
Tôm tích có thể thay đổi màu của bản thân từ màu nâu sang màu xanh lục, hồng nhạt, đen và một số con còn có thể phát quang.
–
CÔNG TY CỔ PHẦN BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM
Địa chỉ NM SXCBTP: 73 Lê Thị Siêng, Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
MST 0311 414363 Điện thoại: (028) 6656 4467 – (028) 7300 8806
Hotline: 1900 636804 – Fax: (028) 62965140
Email : info@boconganh-foods.com hoặc Email: boconganh.foods@gmail.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp