ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa – Bộ Y tế:
- Hướng dẫn 4 cách cập nhật Messenger phiên bản mới nhất trên điện thoại, máy tính siêu đơn giản
- 7 Cách tẩy keo 502 trên quần áo đơn giản và hiệu quả
- Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái
- Tuổi Tỵ 2001 mệnh gì hợp màu gì? Hợp hướng nào?
- Những bài vè về thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay nhất
Chào cháu!
Bị ong đốt chắc chắn sẽ rất đau nhức và buốt (tùy thuộc từng loại ong hoặc số lượng ong: một con hay một đàn ong). Nếu bị ít, loài ong không nguy hiểm thì chỉ gây sưng, đau mà không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu bị đốt nhiều và ở các vị trí quan trọng như đầu, mặt, cổ hoặc người bị đốt có cơ địa dị ứng… thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi bị ong đốt có thể có biểu hiện tại chỗ hoặc toàn thân. Đầu tiên có thể nổi mề đay, ngứa, đau nhức tại chỗ bị đốt, nếu nặng có thể bị sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, suy hô hấp…
Bạn đang xem: Làm sao để giảm đau do ong đốt?
Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích ở sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất axit lỏng. Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, men tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin. Nọc độc nhiều hay ít tùy thuộc từng loài ong. Vì vậy, khi bị ong đốt cháu cần phải bình tĩnh nhanh chóng ra khỏi vùng có ong (hoặc tìm cách để ong không tấn công thêm nữa bằng cách nằm im, ôm đầu không cho ong tấn công vào vùng đầu mặt cổ…). Tuyệt đối không dùng cành cây, quần áo xua đuổi ong vì đây là hành động làm cho ong càng tấn công nhiều hơn.
Nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một số cách sau:
– Lấy ngay vòi chích của ong ra khỏi cơ thể bằng nhíp hoặc khều nhẹ. Không nặn ép vòi chích vì động tác này làm cho nọc độc của ong lan xa hơn ra xung quanh.
Xem thêm : Đau dạ dày uống yakult có tốt không? Uống như thế nào?
– Rửa sạch da vùng bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm, sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như betadine hoặc cồn 700C lên vết đốt 2 lần/ngày.
– Uống nhiều nước để thải độc tố, chườm lạnh lên vết đốt giúp cho giảm đau, giảm sưng.
Sau đó đến các cơ sở y tế để được chỉ định sử dụng thuốc tiếp theo.
* Ngoài ra, có một số phương pháp dân gian giúp giảm sưng, giảm đau nhức khi bị ong đốt có hiệu quả như sau:
– Lấy 1 đóa hoa tươi (bất kể hoa gì) xát vào chỗ bị đốt giúp cho giảm sưng ngay.
Xem thêm : Những Vấn đề cơ bản về lạm phát (Phần 1)
– Lấy rau dền vò nát xát vào chỗ ong đốt sẽ làm dịu đau buốt rất nhanh.
– Lấy lá hẹ giã nát đắp vào chỗ ong đốt giúp giảm sưng nề.
– Lấy 15 gram lá phù dung tươi, cho thêm 1 ít muối giã nát đắp vào vết ong đốt…
(lưu ý: các loại lá, hoa sử dụng phải rửa thật sạch để tránh bị nhiễm trùng)
Tùy theo tình trạng sau khi bị ong đốt mà cháu có thể tự điều trị ở nhà hoặc phải đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý. Chúc cháu mạnh khỏe!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp