Đũa tre bị mốc nên giải quyết như thế nào vừa an toàn, vừa đơn giản, dễ thực hiện? Đừng bỏ qua 5 cách xử lý đũa tre bị mốc dưới đây cùng bTaskee bạn nhé. Những hướng dẫn chi tiết nhất sẽ được gửi đến các bạn.
Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng chanh hoặc giấm
Với đũa tre, gỗ sử dụng lâu ngày, khi thời tiết trở nên ẩm ướt thì chính là lúc vi khuẩn, nấm mốc trên đó sinh sôi phát triển. Bạn có biết chanh và giấm là một giải pháp hữu ích trong trường hợp này. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bạn đang xem: 5 Cách Xử Lý Đũa Tre Bị Mốc Đơn Giản, An Toàn
- Bước 1: Cắt một quả chanh, lấy nước cốt rồi hòa với nước 1 lít nước sôi.
- Bước 2: Sau đó ngâm đũa gỗ bị mốc vào dung dịch nước chanh trong 15 phút. Nếu nước nguội đi bạn có thể chế tiếp thêm nước sôi vào.
- Bước 3: Ngâm đũa xong, vớt ra dùng khăn bông lau cho khô ráo rồi đem phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời.
- Bước 4: Tiếp theo, hòa loãng giấm với nước, thêm vào một thìa mật ong. Thấm dung dịch vào khăn sạch thoa đều lên bề mặt đũa. Làm lặp lại 2 đến 3 lần để cho đũa được bóng và hạn chế việc bị mốc về sau.
Cách xử lý đũa tre bị mốc dùng baking soda và chanh
Baking soda có công dụng làm sạch tuyệt vời, đặc biệt trong việc tẩy đi các vết mốc trên đồ vật. Vì vậy việc dùng baking soda để làm sạch đũa mốc là vô cùng hợp lý. Để làm sạch được đũa tre, gỗ bị mốc bạn hãy thực hiện như sau:
- Bước 1: Trộn một lượng vừa đủ bộ baking soda với nước cốt chanh.
- Bước 2: Dùng khăn sạch thoa đều hỗn hợp này lên bề mặt đũa bị mốc và phơi ngoài nắng trong 30 phút.
- Bước 3: Tiếp theo, rửa sạch lại đũa bằng nước nóng để khử khuẩn. Lau đũa khô ráo trước khi sử dụng.
Làm sạch đũa tre bị mốc với muối tinh
Thêm một phương pháp hiệu quả giải quyết cho vấn đề đồ dùng gỗ nhà bếp bị mốc chính là sử dụng muối. Nếu đũa tre, gỗ bị mốc, bạn hãy thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước hòa cùng với một chút muối trong một chiếc nồi rồi đun sôi. Giữ nhiệt độ lửa để nước sôi trong 5 phút.
- Bước 2: Cho đũa vào luộc khoảng 10 phút. Sau đó, vớt đũa ra và lau bằng khăn bông sạch, phơi dưới nắng một ngày cho đũa khô hoàn toàn.
Thường xuyên áp dụng phương pháp này, những chiếc đũa gỗ sẽ luôn sáng đẹp, việc bị ẩm mốc cũng sẽ giảm đáng kể.
Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng nước nóng
Làm sạch đồ dùng nhà bếp chất liệu tre, gỗ bằng nước nóng là một cách hiệu quả, nhanh chóng và đơn giản nhất. Hàng ngày sau khi sử dụng đũa xong, bạn rửa chúng bằng nước nóng và phơi khô hoặc cho vào máy sấy. Chỉ cần chăm chỉ rửa đũa bằng nước nóng bạn sẽ không cần phải lo lắng việc đũa bị mốc nữa nhé.
Sử dụng nước rửa bát
Sử dụng nước rửa bát là một biện pháp vệ sinh quen thuộc cho bát đũa của gia đình bạn. Ngoài ra, đây cũng là một cách vệ sinh đũa tre, gỗ bị mốc vô cùng hiệu quả.
- Bước 1: Hòa nước rửa chén với nước ấm.
- Bước 2: Ngâm đũa vào hỗn hợp này khoảng 5 phút rồi cọ các vết mốc bằng búi sắt.
- Bước 3: Cuối cùng, rửa lại đũa bằng nước sạch rồi phơi khô. Vết mốc trên đũa chắc chắn sẽ được xử lý hoàn toàn.
Tác hại khi sử dụng đũa mốc
Qua một thời gian dài sử dụng, trên bề mặt đũa gỗ tích tụ nhiều vi sinh vật gây hại. Các loại khuẩn dễ xuất hiện là khuẩn tụ cầu Staphylococcus và vi khuẩn Escherichia coli (E.coli).
Xem thêm : 1 khối cát xây được bao nhiêu m2 tường?
Điều đáng chú ý nhất là Aflatoxin – chất gây ung thư gan mạnh nhất cũng có trong đũa mốc. Mọi người thường có ý nghĩ chủ quan là nấm mốc chỉ là một lớp phủ trên bề mặt, chỉ cần rửa sạch qua là có thể sử dụng.
Tuy nhiên hệ thống nấm mốc này đã ăn sâu vào bên trong cấu trúc thân của đũa gỗ. Nguy hiểm hơn Aflatoxin là một chất bền nhiệt. Kể cả khi xử lý đũa gỗ bị mốc với nhiệt độ cao thì cũng không thể chắc chắn loại bỏ hết các độc tố sản nấm mốc.
Sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại này còn là nguyên nhân ngầm dẫn đến việc bị ngộ độc thức ăn. Trong những trường hợp nặng có thể gây ra tử vong. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa, có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, dạ dày kích thích…
Nếu cố tình sử dụng đũa gỗ đã bị mốc, sức khỏe của gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên hãy thay đũa khi đã sử dụng quá lâu hoặc đũa có biểu hiện nấm mốc nhé.
Bạn quá bận rộn, không có thời gian để chu toàn trong công việc nội trợ hằng ngày. Hãy đặt lịch dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee. Đội ngũ nhân viên giúp việc sẽ hỗ trợ giúp bạn thảnh thơi, thoải mái hơn.
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình hàng đầu ngay hôm nay!
Lưu ý với cách sử dụng đũa gỗ an toàn
Không sử dụng đũa đã hết hạn sử dụng
Đũa thường được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tre, gỗ dừa, gỗ mun… Sau thời gian dài đũa sẽ bị cũ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn hãy quan sát bề mặt đôi đũa. Nếu thấy có xuất hiện các vết mốc hay dấu hiệu gì bất thường thì phải thay đũa mới ngay.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của đũa đã hết hạn sử dụng là có các vết đốm đen li ti. Nếu cố tình sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Sấy khô đũa hạn chế nấm mốc
Xem thêm : Các kiến thức cơ bản và công thức tính của hạt nhân nguyên tử
Nguyên nhân dẫn đến việc đũa tre, gỗ bị mốc là do bị dính nước, bị ẩm. Một trong những cách làm sạch đũa hiệu quả, hạn chế nấm mốc an toàn là sấy khô. Bạn hãy rửa sạch đũa sau mỗi bữa ăn và mang chúng ra phơi dưới nắng hoặc sấy bằng máy để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
>>>Xem thêm: Mẹo vặt giúp rửa chén đĩa sạch sẽ
Bảo quản đũa gỗ đúng cách
Cách bảo quản để đũa không bị mốc là rửa sạch và phơi khô, cất giữ ở nơi khô thoáng. Lưu ý không nên để đũa ở những nơi có độ ẩm cao, không cất vào ống khi còn ướt.
Những ngày trời nắng, bạn có thể lấy toàn bộ đũa và ống đựng ra để phơi. Ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt đi phần lớn các loại vi khuẩn có hại và không cho chúng có điều kiện sinh sôi, phát triển.
>>>Xem thêm: 7 sai lầm khi rửa bát đũa gây hại mà nhiều người không biết
Một số câu hỏi thường gặp
Vậy là với 5 cách xử lý đũa tre bị mốc đơn giản, hiệu quả trên đây, những vết ẩm mốc sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi những mẹo hay ở những bài viết khác cùng bTaskee nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Top 7 cách làm sạch tường nhà bếp đơn giản mà hiệu quả
- Thớt Mới Mua Về Phải Làm Gì Để Không Bị Nứt Và Mốc?
- Hướng Dẫn Cách Rửa Chén Sạch “Kin Kít” Mà Các Bà Nội Trợ Cần Biết
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp