Tiêu chuẩn về cận thị trong khám nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/01/2024 (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Tiêu chuẩn về cận thị trong khám nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/01/2024
Ngày 06/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
1. Tiêu chuẩn về cận thị trong khám nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/01/2024
Theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thì bệnh cận thị có tiêu chuẩn phân loại như sau:
– Cận thị dưới – 3D: Cho điểm theo thị lực sau chỉnh kính
Theo đó, thị lực sau chỉnh kính sẽ bằng thị lực (không kính) và tăng lên 01 điểm.
– Cận thị từ – 3D đến dưới – 4D: Điểm 4
– Cận thị từ – 4D đến dưới – 5D: Điểm 5
– Cận thị từ – 5D trở lên: Điểm 6
– Cận thị đã phẫu thuật: Có điểm bằng thị lực (không kính) và tăng lên 01 điểm
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
– Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
– Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
– Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
– Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
Xem thêm : Nguyên tắc bảo hiểm | Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
– Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
– Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Trong khi đó, hiện hành tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì bệnh cận thị có tiêu chuẩn phân loại như sau:
– Cận thị dưới -1,5 D: Điểm 2
– Cận thị từ -1,5D đến dưới -3D: Điểm 3
– Cận thị từ -3D đến dưới -4D: Điểm 4
– Cận thị từ -4D đến dưới -5D: Điểm 5
– Cận thị từ -5D trở lên: Điểm 6
– Cận thị đã phẫu thuật: Có điểm bằng thị lực (không kính) và tăng lên 1 điểm
2. Quy định về khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Quy định về khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Điều 11 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
– Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp trung đoàn và tương đương trở lên thực hiện; thành viên Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y (phụ trách quân y) đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là bác sĩ khám nội khoa hoặc ngoại khoa;
+ Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là bác sĩ hoặc nhân viên quân y của đơn vị nhận quân;
+ Các ủy viên là cán bộ, nhân viên quân y đơn vị nhận quân; cán bộ nhân viên quân y tăng cường; cán bộ nhân viên quân y hoặc dân y thuộc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn đóng quân của đơn vị nhận quân;
+ Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 105/2023/TT-BQP và có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Nhiệm vụ của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị nhận quân về tổ chức khám phúc tra sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe đối với từng chiến sĩ mới nhập ngũ nhận về đơn vị;
Xem thêm : UBND PHƯỜNG PHÚ THẠNH
+ Tổng hợp kết quả khám phúc tra sức khỏe, báo cáo Thủ trưởng đơn vị nhận quân và cơ quan quân y cấp trên.
– Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
+ Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị nhận quân về kết luận sức khỏe chiến sĩ mới nhập ngũ; điều hành hoạt động của Hội đồng, gồm: Xây dựng, phổ biến kế hoạch khám phúc tra sức khỏe; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe; chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng; tổ chức hội chẩn và gửi chiến sĩ mới nhập ngũ đi kiểm tra ở cơ sở y tế khi cần thiết; phân loại sức khỏe và ký phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; báo cáo Thủ trưởng đơn vị nhận quân và cơ quan quân y cấp trên;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng thay thế Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn; tổ chức họp Hội đồng khi được ủy quyền;
+ Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng có trách nhiệm lập dự trù, tổng hợp và quyết toán, kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cộng tác khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; chủ trì, phối hợp với các ủy viên Hội đồng chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng hỗ trợ, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn, họp Hội đồng; đăng ký, thống kê báo cáo theo Mẫu 2i Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;
+ Ủy viên Hội động trực tiếp khám; chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe theo nhiệm vụ được giao; đề xuất với chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm xét nghiệm theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe chính xác; tham gia hội chẩn và họp Hội đồng khi được triệu tập.
– Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
– Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Nội dung khám về thể lực; lâm sàng; cận lâm sàng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
– Quy trình khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
+ Quy trình khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
+ Hoàn chỉnh Phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 4 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2i Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
– Thời gian khám phúc tra sức khỏe: Hoàn thành trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày giao nhận quân.
– Tổ chức các phòng khám phúc tra sức khỏe theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
– Phân loại sức khỏe khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Xem thêm Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp