Các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất được đặt tại khu vực miền Bắc, nơi có điều kiện thuận lợi từ địa hình cho đến khí hậu. Miền Bắc cũng là nơi tập chung nhiều dự án thủy điện của nước ta với hơn 60% các dự án tại nơi đây. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện đang ngày càng tăng cao, nguồn năng lượng thủy điện đang đóng vai trò quan trọng, nổi lên như một giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai, khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và ngày càng trở nên đắt đỏ.
- Áp suất chất lỏng là gì? Công thức tính áp suất chất lỏng
- TOP 20 đặc sản Phú Quốc làm quà nổi tiếng, già trẻ thích mê
- Tổng quan nét tính cách đặc trưng của cung Cự Giải nam
- 15 Phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử đảm bảo tính công bằng trong giáo dục
- Cá Diêu Hồng Làm Món Gì Ngon? 7 Món Ngon Từ Cá Diêu Hồng Hao Cơm Nhất
Với khả năng cung cấp năng lượng điện ổn định, chi phí thấp, không gây ra khí nhà kính, cùng với những lợi ích trong việc quản lý tài nguyên nước với đời sống xã hội, thủy điện đang thu hút sự quan tâm và hứa hẹn sẽ trở thành một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính trong tương lai không xa. Tuy vậy, việc phát triển thủy điện cũng không hề đơn giản và đòi hỏi sự quan tâm đến các khía cạnh về môi trường, xã hội và kinh tế. Đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên nước bền vững, tìm ra hướng đi đúng đắn để giải quyết các thách thức với môi trường và đời sống xã hội của người dân khu vực để đảm bảo cho sự phát triển nguồn năng lượng thủy điện không gây thiệt hại và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và môi trường xung quanh.
Bạn đang xem: Intracom Group
Giải quyết – Đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng
Nền kinh tế ngày càng phát triển gắn liền với nhu cầu tiêu thụ năng lượng, sử dụng điện ngày càng gia tăng. Theo thống kê, mức tăng trưởng tiêu thụ điện năng hàng năm luôn ở mức cao, khoảng 14%/năm. Đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sức ép phát triển ngành năng lượng.
Trong bối cảnh, nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, việc khai thác các nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Ngành năng lượng đứng trước thách thức phát triển năng lượng tái tạo để hướng đến phát triển bền vững, trong đó, thủy điện đóng một vai trò quan trọng.
Top các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Việt Nam
Top 1: Nhà máy thủy điện Sơn La
Xem thêm : Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 gồm những gì?
Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2005, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 với chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Đến nay, nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Việt Nam và cũng là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Đông Nam Á. Dự án đặt tại Sông Đà, xã Nó Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La với dung tích hồ chứa là 9,26 tỷ m3. Công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Sơn La là 2.400 MW với 6 tổ máy, bình quân hàng năm sản xuất 9,4 tỷ kWh. Tại thời điểm đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện Sơn La chiếm 1/10 tổng công suất điện cả nước, cho đến nay, đây vẫn là nhà máy thủy điện lớn nhất và có công suất lớn nhất tại Việt Nam.
Top 2: Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1994 với chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Từ đó cho đến khi xuất hiện nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Hòa Bình nắm giữ vị trí là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Đến năm 2021, nhà máy thủy điện Hòa Bình được EVN mở rộng thêm. Dự án đặt tại Sông Đà, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình với dung tích hồ chứa là 9,45 tỷ m3. Công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Hòa Bình là 1.920 MW với 8 tổ máy, bình quân hàng năm sản xuất 8,16 tỷ kWh. Không chỉ là một nhà máy phát điện thông thường, thủy điện Hòa Bình còn là công trình có giá trị lịch sử hết sức to lớn với đất nước, đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
TOP 3: Nhà máy thủy điện Lai Châu
Nhà máy thủy điện Lai Châu được khởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2011, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2016 với chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Nhà máy thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Dự án đặt tại Sông Đà, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, với dung tích hồ chứa là 1,215 tỷ m3. Công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Lai Châu là 1.200 MW với 3 tổ máy, bình quân hàng năm sản xuất 4,67 tỷ kWh. Công trình nhà máy thủy điện Lai Châu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Xem thêm : Bạn biết gì về tác hại của túi nilon?
TOP 4: Nhà máy thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly được khởi công xây dựng từ tháng 11 năm 1993, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2000 với chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Nhà máy thủy điện Yaly là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Tây Nguyên.
Dự án đặt tại sông Pô Kô, chi lưu của sông Sê San, xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum, với dung tích hồ chứa là 1,037 tỷ m3. Công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Yaly là 720 MW với 4 tổ máy, bình quân hàng năm đóng góp 3,68 tỷ kWh. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất tại Việt Nam.
=>> Có thể bạn quan tâm đến: Tên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam
Qua bài viết này chúng ta đã điểm qua những nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, những nhà máy này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tất nhiên, không thể phủ nhận sự đóng góp không nhỏ của gần 400 dự án thủy điện đang hoạt động trên khắp cả nước. Trong tương lai, việc đầu tư và phát triển các dự án thủy điện cần đi đôi với nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường hiệu suất hoạt động và tính hiệu quả của các nhà máy thủy điện.
Bên cạnh đó, lĩnh vực lưu trữ, dự trữ năng lượng của thủy điện tích năng là giải pháp tốt để đảm bảo cung ứng đầy đủ điện năng cho xã hội trong những trường hợp cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang ngày một tăng cao không chỉ của người dân mà các ngành kinh tế khác, thủy điện cũng cần có những bước tiến quan trọng không chỉ là mở thêm các dự án mới đi vào hoạt động, mà còn là việc áp dụng công nghệ, khoa học tiên tiến nhằm nâng cao sản lượng điện. Việc này cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và quản lý thông minh để đảm bảo lợi ích ngắn hạn và dài hạn đều được cân đối, bền vững.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp