Câu hỏi: Ngày 20/3/2013 tội bị lấy trộm chiếc laptop trị giá 12 triệu đồng, sau đó tôi báo lên cơ quan công an. Tháng 10/2013, cơ quan công an tìm ra người đã lấy trộm tài sản của tôi là anh A, nhưng anh A đã bán chiếc laptop đó cho anh B (anh B không hề biết tài sản đó là do anh A lấy trộm).
Vậy xin hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu anh B trả lại chiếc laptop cho mình không? (Đinh Thị Quỳnh Hương , Sóc Sơn, Hà Nội).
Xem thêm các tư vấn luật khác:>> Giao dịch dân sự vô hiệu>> Hợp đồng vay tiền>> Không có lỗi có phải bồi thường thiệt hại?
Bạn đang xem: Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình
Xem thêm : Đặt tên ở nhà cho bé trai & gái hay, độc lạ, dễ nuôi
Luật sư tư vấn công ty luật Thái An trả lời câu hỏi của bạn như sau:Bộ Luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định có các loại chiếm hữu tài sản: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật bao gồm: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.Trong đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu trong các trường hợp quy đinh tại Điều 183 BLDS:- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu không thuộc các trường hợp quy định tại điều 183 BLDS 2005. Và việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo suy đoán pháp lý thì việc người thứ ba nhận được tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì được coi là chiếm hữu ngay tình.Theo đó, anh B là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình.Chủ sở hữu (tức là chị Hương) có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự: “người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.Khi đó, quyền lợi của anh B, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình được bảo vệ như sau:+ Được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản …)+ Được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.+ Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản.
Liên hệ ngay để được trợ giúp pháp lý tốt nhất!CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp