1. Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách kinh tế do ngân hàng trung ương thực hiện để tác động lên cung tiền với mục đích ổn định tiền tệ, giá cả, điều tiết nền kinh tế. Chính sách này có tác động rộng rãi đến các yếu tố như lãi suất, giá cả, nhu cầu tiêu dùng…
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương không làm như vậy. Họ sẽ dùng đến ba công cụ sau đây, thông qua kênh các ngân hàng thương mại để tăng giảm cung tiền.
Bạn đang xem: Chính sách tiền tệ mở rộng là gì và những điều cần biết
2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền dự trữ. Phần còn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi. Tỷ lệ tiền dự trữ so với tổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn để cho vay, đầu tư. Lượng tiền lưu hành trên nền kinh tế sẽ giảm. Bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết được cung tiền.
Ví dụ:
Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 90 tỷ đồng và phải duy trì lượng tiền dự trữ 10 tỷ đồng.
Xem thêm : Tài khoản WeTV VIP miễn phí 2024, Cho Acc WeTV VIP Free
Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ bắt buộc lúc này là 100 x 15% = 15 tỷ. Vậy ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 85 tỷ đồng. Cung tiền bị thu hẹp.
2.2 Nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng trung ương sẽ mua/bán các chứng khoán trên thị trường mở. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền
Ví dụ:
Ngân hàng trung ương dùng 100 tỷ đồng mua trái phiếu chính phủ trên thị trường. Lúc này các ngân hàng thương mại mất đi lượng chứng khoán trị giá 100 tỷ đồng. Đổi lại, họ có thêm 100 tỷ đồng tiền mặt. Họ có thêm tiền để cho vay, do đó cung tiền tăng.
Nếu Ngân hàng trung ương bán ra 100 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì quy trình đảo ngược và cung tiền giảm.
2.3 Lãi suất chiết khấu
Đây là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ Ngân hàng Trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó giúp làm giảm cung tiền trên thị trường.
3. Phân loại chính sách tiền tệ
Xem thêm : Tổng quan về tế bào nhân sơ Sinh 10: Đặc điểm và cấu tạo
Chính sách tiền tệ có hai loại:
- Chính sách tiền tệ mở rộng
- Chính sách tiền tệ thắt chặt
4. Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng (chính sách tiền tệ nới lỏng) là chính sách mở rộng mức cung tiền làm cho lãi suất giảm xuống nhằm làm tăng tổng cầu. Từ đây sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động và thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện 1 trong 3 cách sau:
- Mua vào các giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán
- Hạ thấp mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu trên thị trường.
Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế của một quốc gia đang bị suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hay còn gọi là chính sách tác động gia tăng việc làm.
5. Vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế
Với sự quan trọng của mình thì chính sách tiền tệ có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? Bạn có thể tham khảo một số vai trò chính của các chính sách tiền tệ dưới đây:
- Giúp cân bằng tổng cầu so với tổng cung trong nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc nội để giữ tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức kiểm soát.
- Giúp ổn định thị trường lãi suất và thị trường ngoại hối, tiền tệ của nền kinh tế trong nước.
- Ổn định sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nhiều người lao động.
- Tác động trực tiếp vào hệ thống lưu thông tiền tệ quốc gia với có sự liên kết và mối quan hệ chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như chính sách tài khoá, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập…
6. Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Để giúp bạn dễ dàng nhận biết cùng như phân biệt được chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì một chính sách tiền tệ sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:
- Tín dụng được thắt chặt hoặc nới lỏng và quá trình này được biết đến như rút hoặc cung ứng nguồn dự trữ cho nền kinh tế nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng đáp ứng các yêu cầu tín dụng.
- Bao gồm sự kiểm soát và sự điều chỉnh về các chi phí tín dụng khác như kiểm soát các bảo chứng đối với những chứng khoán được mua thông qua môi giới ở các sàn OTC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp