Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu không thể bỏ qua!

Quan niệm xưa cho rằng bà bầu cần kiêng khem rất nhiều thứ thì mới tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Điều này khiến nhiều chị em thèm ăn đủ loại thực phẩm, trong đó có bánh tráng trộn. Người bình thường vẫn có thể ăn bánh tráng trộn, nhưng bà bầu ăn bánh tráng trộn được không thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho vấn đề này nhé!

Bầu ăn bánh tráng trộn được không?

“Bầu ăn bánh tráng trộn được không?” là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêu thụ loại thực phẩm này, nhưng nên ăn càng ít càng tốt.

Trước hết, trong 100g bánh tráng trộn với đầy đủ topping có chứa đến 330kcal. Hơn nữa, dầu điều tạo màu, hành phi và các nguyên liệu khác cũng chứa rất nhiều chất béo xấu và tinh bột. Các chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ rất khó để tiêu thụ hết, dẫn đến chứng thừa cân, béo phì ở mẹ bầu, thậm chí là tiểu đường thai kỳ.

Hơn nữa, các nguyên liệu có trong món quà vặt này như: Rau răm, bánh tráng, hành phi, bơ tỏi, trứng cút, nước sốt,… cũng không có nguồn gốc và hạn sử dụng rõ ràng nên không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Bánh tráng trộn nói riêng và các món ăn đường phố khác nói chung rất dễ khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn có vị thơm béo, chua ngọt rất vừa miệng nên nhiều bà bầu vô ý sử dụng với số lượng lớn. Đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh những triệu chứng bất thường như: Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, bạn còn có nguy cơ cao đối mặt với những tình trạng sau:

Sảy thai

Trong thành phần có của bánh tráng trộn có rau răm, là loại thực vật có thể kích thích khả năng co bóp của tử cung. Trong 3 tháng đầu, sức đề kháng của trẻ còn yếu, kích thước thai nhi còn nhỏ nên việc tử cung co bóp quá mạnh có thể đẩy em bé ra ngoài, dẫn đến chảy máu tử cung và sảy thai.

Nổi mụn

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố khi mang bầu đã khiến mẹ bầu ám ảnh bởi những nốt mụn xấu xí. Ăn thêm các chất cay nóng lại càng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Điều này không chỉ khiến chị em trở nên “kém sắc” mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự tự tin của phái đẹp khi giao tiếp giữa đám đông.

Táo bón

Không chỉ ít chất xơ, nhiều mẹ bầu còn “nghiện” ăn cay nên cho vào bánh tráng trộn rất nhiều bột ớt. Các chất cay, nóng khi đi vào cơ thể con người không đào thải được sẽ gây ra hiện tượng nóng trong, táo bón, trĩ và ợ hơi trong quá trình mang thai.

Tiêu chảy

Xoài xanh bào có vị chua đậm nên nhiều mẹ bầu khi ăn phải bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi, kiệt sức do mất nước. Hơn nữa, nếu vi khuẩn E Coli có trong đồ ăn sống xâm nhập vào bào thai, trẻ sinh ra còn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Làm sao để mẹ bầu ăn bánh tráng trộn an toàn?

Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu vẫn có thể ăn món ăn này nhưng chỉ nên giữ ở mức ít. Để thỏa mãn cơn thèm ăn của mình, chị em có thể tự làm bánh tráng trộn ở nhà và tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý sau:

Khi chế biến:

  • Hạn chế hoặc không ăn rau răm.
  • Rửa sạch rau củ quả sống và ngâm nước muối sát khuẩn trước khi thái nhỏ để trộn cùng với các nguyên liệu khác.
  • Tự làm mực khô, bò khô, trứng cút luộc, hành phi, ớt chưng,… tại nhà. Nguyên nhân là do nguyên liệu được chế biến ngoài hàng được làm với số lượng lớn, lại trưng bày ngoài trời suốt cả ngày dài nên không tránh được tình trạng bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Nên cho ít hoặc không cho ớt bột, dầu điều vào nước sốt.

Khi sử dụng và bảo quản:

  • Chia bánh tráng trộn thành từng phần nhỏ và không nên ăn hết trong một lúc, tránh cơ thể không thể tiêu hóa hết dẫn đến tồn đọng mỡ xấu.
  • Không ăn bánh tráng trộn để qua đêm, bánh có màu sắc và mùi vị lạ.
  • Với bánh tráng trộn không ăn hết, bạn có thể đựng trong hộp kín và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Với bánh tráng trộn chưa chế biến, bạn có thể đựng bánh trong túi ni lông hút chân không, treo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Không ăn quá nhiều bánh tráng trộn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tháng để giải tỏa cơn thèm.

Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu vẫn có thể ăn bánh tráng trộn nếu thèm nhưng không nên ăn quá nhiều. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết ăn bánh tráng trộn đúng cách để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp