Sản xuất giống cây trồng đó là việc sản xuất ra một giống cây trồng hay giống trồng trọt là một nhóm thực vật được chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy trì bằng việc nhân giống. Vậy Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?
Câu hỏi: Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?
Bạn đang xem: Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng B.
Sản xuất giống cây trồng có số cách là 2 cách, đó là sản xuất giống cây trồng bằng hạt và sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
– Sản xuất giống cây bằng hạt được tiến hành qua 4 năm:
+ Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
Xem thêm : Công thức tính tỉ khối của chất khí
+ Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành thừng dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
+ Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
+ Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
– Sản xuất giống cây bằng hạt có những ưu và nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm
Hệ số nhân giống cao.
Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao hơn bình thường
Kỹ thuật đơn giản và dễ làm.
Chi phí lao động thấp nên do đó giá thành cây con cũng sẽ thấp.
Cây trồng bằng hạt thường thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
Xem thêm : [GIẢI ĐÁP] Mực Bento Màu Nào Cay Nhất?
+ Nhược điểm
+ Cây giống trồng từ hạt thường không giữ được những đặc tính của cây mẹ.
+ Cây giống trồng từ hạt thường thu hoạch muộn
+ Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc và thu hoạch.
Do vậy, phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép; Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn; Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.
– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính có các cách sau:
+ Giâm cành: Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi câymẹ đem cắm vào cát ẩm. Sau 1 thời gian từ cành giâm ra rễ và phát triển thành cây con.
+ Chiết cành: Bóc 1 khoanh vỏ trên cành, dùng đất hoặc rễ lục bình bó lại. Sau 1 thời gian vị trí bó ra rễ cắt khỏi cây mẹ trồng xuống đất.
– Ghép mắt, ghép cành: Lấy mắt ghép (hoặc cành ghép) ghép vào cây khác (gốc ghép)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp