Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương

Thuốc sát trùng là các hóa chất sử dụng ngoài da để chống việc nhiễm trùng. Thuốc sát trùng sát khuẩn thường có dạng nước và dùng để rửa vết thương. Thuốc sát trùng ngoài da chỉ hay sử dụng khi da bị tổn thương nhẹ (như khi té bị trầy xước), chứ không có tác dụng khi bị những vết thương quá sâu (như khi bị vật nhọn đâm làm chảy máu) và càng không bao giờ được dùng thuốc sát trùng khi bị bỏng.

1.1. Cồn

Loại cồn hay được dùng để sát trùng vết thương là cồn 70 độ. Trên 70 độ thì cồn sẽ không có tác dụng diệt được vi khuẩn.

Cồn hay được sử dụng cho các trường hợp sát trùng dụng cụ, sát trùng trước khi tiêm thuốc, sát trùng vết thương,…

Cồn không được uống và để bị dây vào mắt.

1.2. Cồn i-ốt

Đây là hỗn hợp giữa cồn và i-ốt. Lượng cồn có trong hỗn hợp này thường chỉ có tác để hòa tan i-ốt và chính i-ốt mới là chất có tác dụng oxy hóa vết thương, diệt các loại nấm bám trên da và từ đó cồn i-ốt mới có tác dụng diệt khuẩn.

1.3. Dung dịch sát khuẩn betadine

Dung dịch sát khuẩn vết thương được pha chế sẵn với phức hợp hữu cơ trong đó có chứa 10% Povidone – Iodine với nồng độ khác nhau.

Thành phần i-ốt khi được kết hợp với Povidine, bôi trực tiếp vào vết thương sẽ phóng thích ra i-ốt tự do và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại cho cơ thể.

1.4. Nước Oxy-già

Bản chất của Oxy già là một dung dịch không màu của hydroperoxide (H2O2) trong nước với các nồng độ khác nhau. Khi sử dụng oxy già trên vết thương, ta thường thấy có hiện tượng sủi bọt. Đó là khi bị thương, máu và tế bào tiết ra enzyme catalase với tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2 thành nước và õy mới được sản sinh. Bọt trắng chính là khí oxy mới được tạo ra. Oxy mới sinh này có tác dụng oxy hóa rất mạnh, làm tổn thương các màng tế bào vi khuẩn, ADN và một số thành phần thiết yếu khác của tế bào vi khuẩn.