Cơ sở cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở miền núi nước ta chủ yếu do có : A. nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm B. địa hình đa dạng, khác nhau giữa các khu vực C. đất feralit diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau D. khí hậu miền núi có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao

Đáp án `: D` khí hậu miền núi có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao

Giải thích `:`

`***` Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao , có ba đai khí hậu

`-` Dưới thấp có khí hậu nhiệt đới gió mùa . Mùa Hạ nóng, nhiệt độ trug bình các tháng mùa hạ đều trên `25^oC`, độ ẩm và lượng mưa thay đổi theo từng nơi

`-` Lên cao hơn có khí hậy nhiệt đới gió mùa trên núi , nhiêt độ trung bình các tháng dưới `25^oC`, lượng mưa và độ ẩm tăng lên

`-` Từ độ cao `2600m` trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi , cả năm nhiệt độ trung bình dưới `15^oC`

$longrightarrow$ Khí hậu thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả , bên cạnh đó còn phát triển thêm các loại cây dược liệu như : gai leo, sài đất, xạ đen…., các loại cây nông nghiệp như Lúa mì, ngô…. Những năm gần đây, có các chính sách, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trồng trọt giúp sản lượng, chất lượng cây trồng được tăng lên đáng kể

$longrightarrow$ Đáp án đúng `:D.` khí hậu miền núi có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao

`@` Bổ sung

`***` Địa hình miền núi nước ta được chia thành `4` vùng là Đông Bắc , Tây Bắc , Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

`+` Vùng Đông Bắc có độ cao trung bình phổ biến dưới `1000m` ; địa hình các-xtơ khá phổ biến , tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Hạ Long , Hồ Ba Bể

`-` Vùng Tây Bắc có địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình từ `1000-2000m` , đặc trưng của nơi đây là bị chia cắt mạnh , xen giữa các núi đá vôi là các cánh đồng , thung lũng các-xtơ

`-` Vùng Trường Sơn Bắc kéo dài khoang `600km` có độ cao trung bình khoảng `1000m` , chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam ,một số nhánh núi đâm ra biển

`-` Vùng Trường Sơn Nam có các cao nguyên rộng lớn , xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ bazan , có đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ , có những nơi cao tới `200m`

$longrightarrow$ Các vùng, các loại địa hình tại miền núi nước ta cũng tạo thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công, nông nghiệp đặc biệt là những loại cây cao su, tiêu…. và phát triển trồng lúa với cảnh quan phổ biến là các ruộng bậc thang…