Trách nhiệm pháp lý là gì? Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích gì? Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại, đặc điểm và ý nghĩa thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả mà cá nhân, pháp nhân phải chịu khi thực hiện các hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hành vi mà pháp luật quy định.
Bạn đang xem: Trách nhiệm pháp lý là gì? Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
Tùy vào tính chất, mức độ hành vi phạm mà cá nhân, pháp nhân phải chịu những chế tài theo quy định. Cá nhân, tổ chức có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc phải bồi thường dân sự .
Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì?
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức. Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau.
Trách nhiệm pháp lý được xem là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm. Theo đó, nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế dựa vào mức độ vi phạm của chủ thể, chủ thể vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích gì?
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích buộc chỉ thể vi phạm pháp luật chấm dứng hành vi trái pháp luật, mang tính răn đe, giáo dục, trừng phạt các chủ thể vi phạm.
Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
Căn cứ vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Các yếu tố thuộc mặt khách quan bao gồm những hành vi trái pháp luâật, gây thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội. Thiệt hại có thể là tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra.
Căn cứ vào chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và có hành vi vi phạm. Mỗi loại vi phạm đều có quy định riêng về từng chủ thể.
Căn cứ vào mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm.
Chủ thể vi phạm có thể phạm lỗi cố ý hoặc vô ý, động cơ của tội phạm là lý do chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và gây ra kết quả cuối cùng là mục đích của tội phạm.
Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật
Xem thêm : 5 tác dụng của hàu với phụ nữ mà không phải ai cũng biết
Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng hành vi phạm tội của cá nhân, tổ chức đã làm xâm phạm đến mối quan hệ này.
Trách nhiệm pháp lý có mấy loại?
Trách nhiệm pháp lý dân sự
Trách nhiệm pháp lý dân sự là việc chủ thể phạm tội phải chịu các biện pháp cưỡng chế nhằm khắc phục những hậu quả cho người bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm của mình, thường phải khắc phục bằng tài sản của mình. Trách nhiệm dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự hoặc những luật khác có liên quan.
Ví dụ: A và B cùng kí hợp đồng mua bán, cả hai đã hẹn ngày giao nhận hàng hóa nhưng đến ngày hẹn A không giao hàng cho B, khiến B không có hàng hóa để bán cho khách hàng của mình, dẫn đến thiệt hại nặng nề. B khởi kiện A yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm pháp lý hình sự
Là trách nhiệm phải chịu của chủ thể phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự. Tùy vào mức độ nguy hiểm, mức độ hành vi sẽ có các biện pháp cưỡng chế và hình phạt khác nhau. Trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự hoặc những luật khác có liên quan.
Ví dụ: C và N xảy ra tranh cãi, trong lúc cãi nhau vì không kiềm chế được nên N đã đâm C dẫn đến C bị tử vong. Hành vi này của N sẽ bị cơ quan có thẩm quyền truy tố và Tòa án sẽ căn cứ vào các tình tiết vụ án mà ra bản án quyết định hình phạt cho N.
Trách nhiệm pháp lý hành chính
Trách nhiệm pháp lý hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định. Trách nhiệm pháp lý hành chính thông thường gồm: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc,….Thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính thường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; Tòa án nhân dân cấp Huyện,….và các các nhân khác, tổ chức được quy định trong các luật có liên quan.
Ví dụ: G tham gia giao thông nhưng không đội nón bảo hiểm bị xử phạt hành chính.
Trách nhiệm pháp lý kỷ luật
Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức bị truy cứu. Việc xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức sẽ do Luật Cán bộ, công chức và các luật khác có liên quan quy định.
Ví dụ: L được cơ quan giao đi công tác, nhưng vì lí do cá nhân mà L đã bỏ không đi công tác. Gây ảnh hưởng đến công việc và uy tín của cơ quan này. Hành vi của L sẽ bị cơ quan xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm pháp lý vật chất
Là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách buộc người lao động phải bồi thường vật chất do những hành vi vi phạm của người lao động gây ra làm thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.
Xem thêm : Tìm hiều về năng lực trách nhiệm Hình sự theo quy định hiện hành!
Ví dụ: P là công nhân may mặc cho Công ty Z, nhưng trong quá trình lao động P đã sơ xuất là hỏng máy của Công ty giao cho mình. Công ty Z buộc P phải bồi thường 50% giá trị của máy móc này.
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định;
– Trách nhiệm pháp lý luôn kèm theo biện pháp cưỡng chế của nhà nước, quy định rõ phần chế tài của các quy phạm.
Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
– Trách nhiệm pháp lý giúp việc ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
– Giúp các chủ thể có ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật;
– Nâng cao long tin của người dân đối với các quy định của pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?
Là một trong những hoạt động của nhà nước nhằm thể hiện tính quyền lực của nhà nước, do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành nhằm buộc các chủ thể vi phạm thực hiện các chế tài theo quy định.
Khi nào chủ thể được miễn trách nhiệm pháp lý?
Tùy vào hành vi và mức độ hành vi chủ thể sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau với sự điều chỉnh của các luật liên quan khác nhau.
Mỗi quan hệ pháp lý sẽ được điều chỉnh bởi những văn bản pháp lý liên quan và có quy định về trường hợp chủ thể được miễn trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về “Trách nhiệm pháp lý là gì? Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý?“. Hy vọng nội dung bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý khách. Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 hoặc gửi câu hỏi về email: vplsnguyenhung@gmail.com để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp