Ly hôn là một trong những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân. Từ đó, các vấn đề pháp lý về chia tài sản và chăm sóc con sẽ phát sinh. Có phải sau khi ly hôn thì con dưới 12 tháng tuổi bắt buộc phải ở với mẹ?
1. Ly hôn là gì?
Bạn đang xem: Con dưới 12 tháng tuổi bắt buộc ở với mẹ nếu cha mẹ ly hôn?
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi vợ chồng quyết định ly hôn thì sẽ thỏa thuận việc chia tài sản và quyết định người trực tiếp nuôi con. Trong đó, việc xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cũng là vấn đề gây tranh luận vì ai cũng muốn được gần kề với con. Nếu con dưới 12 tháng tuổi thì có phải người chống không được trực tiếp nuôi con?
2. Quy định về nuôi con sau khi ly hôn
Con dưới 12 tháng tuổi còn rất nhỏ và cần sự chăm sóc đặc biệt từ người mẹ nhưng trên thực tế sẽ có trường hợp cha mẹ không thể sống cùng và quyết định đi đến ly hôn. Khi đó, vấn đề về ai sẽ trực tiếp nuôi con được đặt ra. Theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Xem thêm : Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy năm 2023? Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Vu Lan
Theo quy định trên thì con dưới 12 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nhưng ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì khi đó người cha cũng được nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau (Điểu 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Xem thêm : Quy trình sản xuất muối từ nước biển
Ngoài ra, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Hơn nữa, pháp luật còn quy định thêm quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể (theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia định 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, con dưới 12 tháng tuổi không bắt buộc mẹ phải là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Việc quyết định người trực tiếp nuôi con dưới 12 tháng tuổi còn dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ nhưng cân nhắc sự phù hợp và có lợi cho con. Nếu người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cha cũng có thể trực tiếp nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp