1. Khái niệm, phương pháp tính
- Bất ngờ mới của Á hậu Phương Nhi: Dẫn đầu một bảng xếp hạng sắc đẹp của BIG 6
- Phân biệt trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi
- [Giải đáp] 1 ngày uống bao nhiêu nước để giảm mụn hiệu quả?
- Bà bầu ăn kem được không? Lời khuyên giúp mẹ ăn vặt lành mạnh
- Bị nấc khi mắc bệnh trào ngược dạ dày
Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm hữu ích chưa qua chế biến hoặc đã qua sơ chế thu được từ hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản trong một thời kỳ nhất định (thường là tháng, quý, 6 tháng và năm), gồm:
Bạn đang xem: HTCTTKQG – Sản lượng thủy sản
– Các loại động vật thủy sinh sống dưới nước trong đất liền, ven biển, ngoài khơi:
+ Các loài cá có vẩy: chép, mè, trôi, trắm, hồng, song… hoặc không có vẩy: cá kèo, cá trình, thờn bơn…;
+ Các loài động vật thuộc họ giáp xác: Tôm, cua, ghẹ, cáy… ;
+ Các loài nhuyễn thể: Nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc,…); nhuyễn thể 1 mảnh vỏ (ốc); nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò, hến, tu hài, vẹm,…);
+ Các loài động vật sống dưới nước khác (rùa, giun biển,…).
– Các loài thực vật thủy sinh: Rong biển, tảo biển…;
– Các sản phẩm thu nhặt từ biển làm nguyên liệu sản xuất hoặc tiêu dùng như ngọc trai, yến sào, vỏ ốc…
Không tính vào sản lượng thủy sản: Các loài thú biển khai thác (trừ cá voi) như hải cẩu, hà mã….
Sản lượng thuỷ sản có thể phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại.
a) Theo ngành hoạt động, gồm:
– Sản lượng thuỷ sản khai thác là khối lượng sản phẩm thuỷ sản thu được từ hoạt động đánh bắt, thu nhặt nguồn lợi thuỷ sản sẵn có trong thiên nhiên ở trong nội địa hay vùng biển, thuộc các loại mặt nước (nước mặn, lợ, ngọt) trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng thủy sản khai thác biển và sản lượng thủy sản khai thác nội địa.
Xem thêm : Bà bầu có nên ăn hồng ngâm? Ăn hồng giòn có sao không?
– Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt.
b) Theo loại nước, gồm:
– Sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt;
– Sản lượng thủy sản nuôi nước lợ ;
– Sản lượng thủy sản nuôi nước mặn.
Thủy sản sinh trưởng cuối cùng ở đâu thì tính cho loại mặt nước đó, mặc dù trước đó đã sống ở môi trường nước khác.
c) Theo loài thuỷ sản, gồm:
– Sản lượng cá;
– Sản lượng tôm;
– Sản lượng thủy sản khác.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
– Nhóm công suất tàu, thuyền;
– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm : 9 món đồ không thể thiếu khi trang trí cây thông Noel
b) Kỳ 6 tháng, năm phân tổ theo:
– Loài thủy sản;
– Ngành kinh tế;
– Loại nước;
– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố
a) Sản lượng thủy sản: 6 tháng, năm;
b) Sản lượng thủy sản khai thác biển: quý, năm.
4. Nguồn số liệu:
– Điều tra thuỷ sản;
– Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
– Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp