Bị nấc khi mắc bệnh trào ngược dạ dày

2.1. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Triệu chứng nấc ngoài gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu thì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu nguyên nhân gây nấc là trào ngược dạ dày không được kiểm soát tốt thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày thực quản, hẹp thực quản, bệnh Barrett thực quản, ung thư thực quản,…Điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày là vô cùng cần thiết, khi bệnh được kiểm soát tốt, nấc và các triệu chứng khác của bệnh sẽ được cải thiện.

Việc điều trị trào ngược dạ dày là sự kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống. Quá trình điều trị thường kéo dài, để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi lối sống bao gồm các biện pháp như:

  • Tránh dùng các sử dụng các thực phẩm và thức uống như: cà phê, chocolate, nước chanh, nước uống có gas, giấm, cà chua,…
  • Tránh ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, nằm đầu cao khi ngủ.
  • Chia nhỏ ra nhiều bữa ăn, không nên ăn quá no.
  • Không nên lao động, tập luyện, cúi người ra trước sau khi ăn.
  • Bỏ hút thuốc lá, tránh tăng cân.
  • Không xiết hoặc mặc quần áo quá chật.

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày gồm:

  • Nhóm thuốc trung hòa acid: giúp giảm nhanh triệu chứng, uống sau ăn 1-3 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Loại hiện được sử dụng nhiều nhất là dạng thuốc phối hợp giữa nhôm hydroxyd và magie hydroxyd, thuốc có nhiều dạng bào chế như dạng viên nén, dạng gel, bột cốm,…
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton gồm các thuốc như Omeprazol, Lantoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,… Liều chuẩn là 1 viên/ngày, uống trước ăn 30 phút, dùng trong 4-8 tuần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị, có thể tăng liều dùng gấp đôi trong 4-8 tuần. Nếu tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt sau 4-8 tuần điều trị, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp hạ bậc điều trị như giảm liều, dùng thuốc khi cần thiết hoặc ngưng sử dụng.
  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 như Ranitidin, Cimetidin, Famotidin,…có tác dụng tốt trong trào ngược dạ dày thể nhẹ và trung bình. Liều thường dùng là 1 viên x 2 lần/ngày, uống trước ăn 15-30 phút.

Nếu điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa để chống trào ngược. Phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật Nissen qua nội soi ổ bụng, hiệu quả chống trào ngược của phương pháp này là 80-90%.