Công ty mẹ và công ty con là những cụm từ được nhiều người biết đến hoặc đã được nghe thông qua nhiều phương tiện đại chúng. Song đối với nhiều chủ doanh nghiệp, cá nhân thì mô hình này vẫn còn quá xa lạ, chưa hiểu rõ hết được bản chất của mô hình và luôn có mong muốn tìm hiểu một cách chuyên sâu về mô hình.
Vậy nên trong bài viết này, tổng đài 19006557 sẽ giải đáp các thắc mắc của Qúy vị về các vấn đề xung quanh đến mô hình công ty con để khách hàng có thể hiểu rõ nhất bản chất của mô hình này.
Bạn đang xem: Công ty con là gì? Công ty con có tư cách pháp nhân không?
Công ty con là gì?
Muốn hiểu được công ty con là gì thì trước tiên chúng ta cần đi tìm hiểu khái niệm về công ty mẹ. Bởi khi nhắc đến mô hình công ty con thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến mô hình liên kết công ty mẹ-con.
Về bản chất ta có thể hiểu Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành về các hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty khác dựa trên một trong số các tiêu chí về:
+ Vốn điều lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
+ Bổ nhiệm người quản lý điều hành công ty trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc của công ty con.
+ Điều lệ công ty có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung các điều lệ của công ty con.
Như vậy có thể hiểu công ty con là một công ty được thành lập dựa trên mô hình công ty mẹ- con. Công ty con được công ty mẹ đứng ra thành lập hoặc cung cấp đầu tư vốn hoặc thực hiện điều hành hoạt động một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ hoặc quyền điều hành của công ty con.
Lưu ý: Một công ty mẹ có thể có thể thành lập nhiều công ty con, song một công ty con chỉ có một công ty mẹ.
Công ty con tên tiếng Anh là gì?
Trong tiếng anh thì công ty mẹ và công ty con được xem là một danh từ. Công ty mẹ hiểu theo tiếng anh thì được gọi là Parent companies, còn công ty con trong tiếng anh sẽ gọi là Subsidiary companies.
Lưu ý: Khi thực hiện mô hình công ty mẹ- con, thì Công ty mẹ thường được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn khi đáp ứng được các điều kiện chúng tôi vừa kể trên. Công ty con thường được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp 2014.
Hiện tại ở Việt Nam thì mô hình công ty mẹ- công ty con là mô hình trở nên khá phổ biến bởi những ưu điểm mà mô hình mang lại. Chúng tôi có thể lấy ví dụ cụ thể về mô hình này như:
Xem thêm : Bầu ăn mãng cầu được không? Bật mí cách ăn mãng cầu tốt cho thai kỳ
+ Công ty mẹ: Là công ty cổ phần tập đoàn FLC
Tên viết theo tiếng Anh là: FLC GROUP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: FLC .JSC
+ Công ty con của công ty cổ phần tập đoàn FLC là: Công ty Cổ phần nước giải khát FLC.
Tên viết theo tiếng Anh là: FLC BEVERAGE JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt là: FLC BEVERAGE.JSC
Công ty con có tư cách pháp nhân không?
Với mô hình công ty mẹ – công ty con thì công ty con sẽ là công ty bị chi phối, phụ thuộc nhiều bởi công ty mẹ, ngoài ra công ty con phải tuân thủ các quy định về:
+ Công ty con không được tham gia đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Và các công ty con của cùng công ty mẹ không được cùng nhau tham gia góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
+ Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sỡ hữu ít nhất 65% vốn của nhà nước thì không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Lưu ý: Cả công ty mẹ và công ty còn đều là các pháp nhân độc lập với nhau, đều bình đẳng trước pháp luật và có tài sản riêng. Mô hình công ty mẹ – con thì cả hai đơn vị đều phải tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất – kinh doanh và phải tự chịu mọi trách nhiệm trong quá trình hoạt động của mình.
Như vậy công ty con được quyền tự chủ kinh doanh nhưng vẫn phải tuân thủ theo các chiến lược kinh doanh chung của công ty mẹ. Và công ty mẹ được quyền chi phối các hoạt động của công ty con nhưng không được vượt quá phạm vi thẩm quyền cho phép.
Trường hợp nếu công ty mẹ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh thì công ty con có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thủ tục thành lập công ty con?
Hiện nay, thủ tục thành lập công ty được quy định rất chặt chẽ, song nếu thành lập công ty con dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì hồ sơ chuẩn bị cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên để thành lập thì khách hàng vẫn phải chuẩn bị những tài liệu sau:
+ Giấy đăng ký đề nghị thành lập công ty con.
Xem thêm : Bảng giá bia Sài Gòn chính hãng, mới nhất 2023
+ Điều lệ công ty con.
+ Danh sách các thành viên, cổ đông sáng lập.
+ Văn bản ủy quyền khi đi nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư.
+ Giấy phép kinh doanh bản sao công chứng của công ty mẹ.
+ Các tài liệu khác theo yêu cầu.
Lưu ý: Khi công ty con mà thành lập dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên thì khi nộp hồ sơ khách hàng cần cung cấp thêm quyết định của chủ sở hữu về việc cử người góp vốn để quản lý vào công ty con.
Trường hợp công ty con thành lập là công ty TNHH 02 thành viên trở lên thì cung cấp hồ sơ về quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên về việc cử người góp vốn vào để quản lý công ty.
Trường hợp công ty con thành lập dưới dạng công ty cổ phần thì hồ sơ cung cấp quyết định của hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn để quản lý công ty.
Cách thức yêu cầu dịch vụ thành lập công ty con của Luật Hoàng Phi
Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện hơn trong việc yêu cầu dịch vụ thành lập công ty con, Luật Hoàng Phi đã cung cấp nhiều hình thức liên hệ khác nhau. Tùy theo điều kiện và nhu cầu mà mọi người có thể lựa chọn cho mình những hình thức khác nhau.
– Liên hệ yêu cầu dịch vụ thành lập công ty con qua hotline trong giờ hành chính: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Liên hệ yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính qua hotline: 0981.378.999
– Liên hệ yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@luathoangphi.vn
– Yêu cầu dịch vụ trực tiếp tại văn phòng Công ty Luật Hoàng Phi ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp