Lý thuyết đặc điểm sông ngòi Việt Nam Địa lí 8

1. Đặc điểm chung

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

– 93% các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

– Các con sông chảy hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,…

– Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

– Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

– Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi

– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.

– Thuỷ sản.

– Giao thông, du lịch…

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại làm cho nguồn nước ô nhiễm.

* Biện pháp

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.